Tắm nước lạnh khi trẻ sốt cao
Không tắm khi trẻ sốt cao. Nguồn ảnh: Internet
Đừng nghĩ tắm nước lạnh sẽ làm con hạ sốt, điều này là vô cùng sai lầm. Trái lại, trẻ sẽ dễ nhiễm phong hàn khiến cơn sốt diễn biến nặng hơn. Bên cạnh đó, tắm nước lạnh còn làm trẻ bị ớn lạnh gây co giật, rối loạn huyết quản dẫn đến các hiện tượng xung huyết, khiến máu đến cơ quan nội tạng không đủ, vô cùng nguy hiểm. Không tắm trẻ khi sốt, chỉ tắm sau 48 giờ khi trẻ hạ sốt và bằng nước ấm.
Tắm ngay sau tiêm chủng
Trẻ em từ 1-3 tuổi thường phải tiêm chủng định kì, vùng da xung quanh khu vực tiêm chủng nếu tiếp xúc với nước bẩn sẽ dễ gây các phản ứng phụ như tấy đỏ, sưng đơ, vì thế bố mẹ chỉ nên dùng khăn thấm nước lau sạch cho con trẻ, tránh tắm trẻ sau tiêm để hạn chế nhiễm trùng.
Tắm khi bé vừa ăn xong
Tắm ngay sau khi ăn rất dễ khiến bé bị nôn trớ do có quá nhiều áp lực đặt lên chiếc bụng đang no căng của bé với dạ dày đang được mở rộng. Hơn nữa, việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ cũng bị ảnh hưởng vì tắm ngay sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn còn máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm.
Tắm khi da bị tổn thương
Khi da trẻ bị tổn thương, chẳng hạn như bệnh chốc lở, nhọt, sưng, bỏng, chấn thương hở da…,mẹ không nên cho con đi tắm. Vết tổn thương trên da có thể lan rộng khi gặp nước hoặc bị nhiễm trùng nếu nguồn nước không sạch.
Khi con vừa nôn, trớ
Những đứa trẻ đang bú sữa mẹ thường có hiện tượng nôn, trớ. Khi trẻ nôn trớ làm bẩn quần áo, mẹ cũng không nên tắm ngay cho con mà lau người, thay áo trước đã. Mẹ đừng để ý đến chuyện con “bốc mùi”, khi con hoàn toàn bình thường mẹ hãy đưa con đi tắm.
Khi tâm trạng trẻ không tốt
Đối với những trẻ lớn hơn một chút, khi bạn cảm thấy trẻ đang không được vui, bạn không nên ép trẻ đi tắm. Tốt nhất bạn nên an ủi, hỏi han chúng trước, đợi cho chúng ổn định lại tâm lý rồi, bạn hãy đưa trẻ đi tắm.