Thứ 6, 22/11/2024, 06:44 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bé trai nguy kịch, máu chuyển màu nâu khi uống thuốc da liễu

Bé trai nguy kịch, máu chuyển màu nâu khi uống thuốc da liễu
(Tieudung.vn) - Bé trai 8 tuổi ở Cần Thơ sau khi được bác sĩ da liễu cho thuốc uống 1 tuần thì nguy kịch, môi và các đầu chi tím tái.

Chiều 22/4, thông tin từ Phó giáo sư Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, bệnh viện đang điều trị cho một bé trai 8 tuổi (địa chỉ ở Long Mỹ, Cần Thơ) bị rối loạn nhịp tim, theo dõi ngộ độc MetHemoglobin được Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ chuyển đến ngày 20/4.

Theo gia đình bệnh nhi, trước đó một tuần, bé đi khám da liễu và được bác sĩ cho thuốc uống và thoa thuốc không rõ loại. Sau thời gian điều trị, đến chiều 19/4, bệnh nhi than mệt, môi và các đầu chi tím tái và nhập bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ.

Bé trai nguy kịch, máu chuyển màu nâu khi uống thuốc da liễu

Bé trai đã qua cơn nguy kịch. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng 1

Tại đây, bác sĩ test nhanh thấy máu màu nâu, không đỏ lại khi tiếp xúc không khí, nghi ngờ bị ngộ độc Methemoglobin trong thuốc da liễu. Tình trạng bệnh nhi nặng và không có thuốc giải độc đặc hiệu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ chuyển bé đến TP Hồ Chí Minh.

Đến Bệnh viện Nhi đồng 1, bé được bác sĩ nhanh chóng tiêm thuốc giải độc. "Rất may mắn cho bé là Bệnh viện Nhi đồng 1 còn một ống thuốc giải độc Methylen Blue. Sau khi tiêm thuốc vài phút, môi bé đã hồng hào trở lại, các đầu chi hết tím, nhịp tim bình thường, định lượng độc chất trong máu giảm nhiều", Phó giáo sư Phạm Văn Quang cho biết.

Theo Phó giáo sư Quang, ngộ độc MetHemoglobin thường do uống, tiếp xúc các thuốc và hóa chất gây Methemoglobin thường gặp như Nitrites có trong củ dền, nước giếng. Ngoài ra, độc chất này cũng được tìm thấy trong thuốc súng Chlorates, thuốc chữa bệnh (Dapsone, Quinones, Sulfonamides), thuốc diệt cỏ có Propanil, thuốc nhuộm Anilin.

Triệu chứng ngộ độc MetHemoglobin thường gặp là môi xanh tím, tím các đầu ngón tay chân, trường hợp nặng sẽ tím tái toàn thân, suy hô hấp.

Người bị ngộ độc Methemoglobin được điều trị bằng thuốc giải độc Methylen Blue. Tuy nhiên, thuốc này rất hiếm, hầu như không có tại các bệnh viện nên quá trình điều trị các ca nặng gặp nhiều khó khăn. Trong tình huống không có thuốc giải độc, các bác sĩ sẽ thay máu bằng hồng cầu lắng có thể cứu sống bệnh nhân.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
6.07834 sec| 768.477 kb