Tác hại của sương mù
Tình trạng sương mù xuất hiện dày đặc. Ảnh: NT.
Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ, lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn khi tham gia giao thông.
Sương mù hình thành khi thời tiết thỏa mãn những điều kiện sau: Độ ẩm không khí tương đối cao, nhiệt độ không khí tương đối thấp, tốc độ gió yếu hoặc lặng gió. Ở nước ta, sương mù thường xuất hiện vào các tháng từ cuối mùa Thu đến cuối mùa Xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa Đông.
Sương mù dày đặc có khả năng lưu lại bụi, khói và các chất gây ô nhiễm không khí khác. Việc hít phải chúng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp, như: Viêm phổi, viêm dị ứng đường hô hấp... Ngoài ra, sương mang độ ẩm lớn, nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ và môi trường ẩm ướt dễ làm tổn thương những cơ quan hô hấp yếu.
Trong điều kiện sương mù, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương gồm: Trẻ em, người già, người có vấn đề đường hô hấp (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, người hút thuốc), người mắc bệnh tim mạch và người có cơ địa dễ dị ứng.
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi sương mù kết hợp khói bụi?
Sương mù kết hợp khói bụi là một hiện tượng tự nhiên cộng thêm kết quả của các hoạt động nhân tạo. Theo Tiến sĩ Sandeep Pargi, những người có nguy cơ cao nên tránh càng xa càng tốt, không được ra ngoài trong điều kiện sương mù. Tránh những nơi có lượng chất gây ô nhiễm không khí lớn như nút giao thông, khu công nghiệp,... Trong trường hợp bắt buộc ra ngoài, phải che mặt bằng khăn quàng khẩu trang lọc khí tránh hít phải khói bụi. Ngoài ra, ngăn ngừa ô nhiễm không khí có thể làm giảm hiệu quả hình thành khói bụi.
"Nếu bạn bị ốm dưới thời tiết trong mùa này, đó có thể không chỉ là sương mù. Nó có thể là sự kết hợp của các chất gây dị ứng trong sương mù, nhiệt độ mát hơn, virus trong môi trường sinh sôi và các yếu tố khác" - TS. Pargi nói.