Mụn do rối loạn nội tiết tố là gì?
Mụn do rối loạn nội tiết tố xuất hiện do tình trạng tăng – giảm bất thường của lượng nội tiết tố trong cơ thể.
Thông thường, rối loạn nội tiết tố xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì, nhưng bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê, có khoảng 50% nữ giới ở độ tuổi từ 20 tới 29 bị mụn do rối loạn nội tiết tố. Ở phụ nữ từ 40 – 49 tuổi, con số này giảm còn 25%.
Mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố đặc biệt xảy ra ở nữ giới. Những nhân tố góp phần gây mụn bao gồm thời kỳ hành kinh và mãn kinh.
Nguyên nhân gây mụn nội tiết
Kinh nguyệt: sự dao động của hormone trước chu kỳ kinh nguyệt có thể góp phần làm tăng việc sản xuất bã nhờn khiến da nổi mụn.
Thời kỳ mãn kinh: estrogen giảm, androgen tăng cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến mụn nội tiết bùng phát.
Tuổi dậy thì: nồng độ androgen tăng có thể khiến da sản xuất quá nhiều bã nhờ từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành của mụn.
Buồng trứng đa nang (PCOS): chúng góp phần làm cho da nhờn hơn và dẫn đến mụn nội tiết.
Một số nguyên nhân khác: sự thay đổi nội tiết tố do mang thai, sau sinh; di truyền; việc tiếp tục hoặc ngừng sử dụng một số loại thuốc; căng thẳng.
Làm thế nào để trị mụn do nội tiết tố?
Chăm sóc da luôn là một trong những bước quan trọng, giúp bạn hạn chế tối đa lẫn đối phó với mụn nội tiết tốt nhất. Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ “lười biếng” quên không chăm sóc da nhé, có như vậy làn da của bạn mới khỏe mạnh và ngăn ngừa mụn.
Tuy nhiên, chỉ chăm sóc da mặt thôi vẫn chưa đủ bởi với tên gọi là mụn nội tiết thì cách điều trị mụn cũng phải được triệt để cả bên trong lẫn bên ngoài:
Chăm sóc da bị mụn nội tiết bên ngoài:
- Đối với da mụn, bạn cần phải giữ gìn vệ sinh da mặt sạch sẽ, tốt nhất là 2 lần/ngày.
- Hạn chế trang điểm, tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm tránh phát sinh mụn ẩn, bí tắc thêm lỗ chân lông.
- Thoa kem chống nắng và che chắn làn da mỗi khi ra ngoài.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa retinol, BHA, AHA, hay vitamin C để đẩy mụn dưới da cũng như để mụn nhanh chín.
- Sử dụng các kem trị mụn bên ngoài có chứa phẩm Benzoyl Peroxide hay Tee Tree Oil có hiệu quả chống lại mụn trứng cá và kháng khuẩn, dùng từ 1 - 2 lần/ngày. Lưu ý là nhớ test sản phẩm trước khi sử dụng để tránh trường hợp dị ứng da nhé!
Trị mụn nội tiết từ bên trong:
- Ngủ đủ giấc, ít nhất là 7 tiếng/ngày.
- Bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, vitamin E... để dưỡng da khỏe mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan, giải độc như trà xanh, chè vằng, trà atiso...
Bên cạnh việc chăm sóc mụn nội tiết từ bên trong lẫn bên ngoài, lẫn thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau, vì đôi lúc chỉ vì mắc phải những sai lầm nhỏ nhặt này mà bạn vô tình “bật đèn xanh” cho mụn nội tiết ghé thăm đấy:
- Mụn nội tiết thường rất dễ ngứa, nên những chị em nào mắc phải thường sẽ có thói quen chạm/sờ tay lên mặt. Điều này sẽ khiến cho tình trạng mụn nội tiết của bạn bị nặng hơn, nên tốt nhất hãy thay đổi thói quen này trước nhé.
- Thường xuyên thay vỏ chăn ga gối đệm, vệ sinh đầu tóc sạch sẽ.
- Uống nhiều nước để quá trình hydrat hóa da diễn ra bình thường.
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn sẽ phần nào vơi bớt đi nỗi băn khoăn lo lắng về mụn nội tiết, cũng như tìm được cho mình phương pháp chữa trị mụn nội tiết hiệu quả, giúp bạn lấy lại làn da mịn màng, không tỳ vết, tươi trẻ dài lâu.