Đậu đen thường được dân gian sử dụng dưới nhiều dạng chế biến đơn giản như chè, kem, cháo, bánh tét, xôi, nhân bánh in, bánh trung thu... Trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng axít amin cần thiết cho cơ thể trong đậu đen rất cao bao gồm lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin... nên đậu đen được xem như một loại thuốc bổ.
Chữa ngộ độc rau quả
Đậu đen tán nhỏ ngâm rượu vắt lấy nửa thăng (tức 0,5 lít) nước cốt, chia ra uống trong ngày.
Chữa chứng đái tháo đường
Bài 1: Đậu đen tán nhỏ, dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm (âm can) 100 ngày sau tán làm thành viên to chừng 2g. Mỗi ngày uống 1 viên, uống hết thuốc là bệnh khỏi.
Bài 2: Đậu đen, thiên hoa phấn hai vị có lượng như nhau, tán nhỏ trộn hồ làm viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 70 viên, lấy đậu đen sắc lấy nước làm thang uống thuốc, ngày uống 2 lần, rất công hiệu. Phương này có tác dụng hay với chứng tiêu khát do thận hư.
Chữa trĩ ra máu (trường phong hạ huyết)
Đậu đen xanh lòng, lấy bồ kết sắc lấy nước rổi tẩm vào đậu đen một chốc, sau đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ ngoài, tán nhỏ, lấy nước mỡ lợn trộn lẫn viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên chiêu với nước gạo Tần mễ rất công dụng.
Trẻ em ho lâu không lành
Đậu đen 50g, cá chình 1 con (khoảng 150g), một ít muối. Cá chình bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt khúc, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, cùng đậu đen hầm chín, nêm muối. Mỗi ngày chia ra 2 lần ăn.
Chữa trúng hàn
Đậu đen sao cháy, đang lúc còn nóng đổ rượu vào uống xong thì trùm mền vào cho ra mồ hôi thì khỏi.