Kim tiền thảo
Kim tiền thảo là một trong những loại thảo dược được dùng rất phổ biến trong chữa bệnh sỏi mật. Nhiều nghiên cứu ghi nhận trong thảo dược này có chứa rất nhiều thành phần có dược tính cao.
Dùng kim tiền thảo đúng cách sẽ thúc đẩy chức năng bài tiết dịch mật. Từ đó điều tiết và giữ cho nồng độ cholesterol, lecithin và cả acid mật ở mức cân bằng.
Hơn nữa, sử dụng kim tiền thảo là giải pháp giúp cho đường mật hoạt động tốt hơn. Điều này có thể giúp bào mòn sỏi và giảm đau đường mật nếu có hiện tượng co thắt xảy ra. Khả năng chống viêm của thảo dược này còn ngăn ngừa được nguy cơ bị viêm túi mật ở người bệnh sỏi mật.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Cây kế sữa
Hỗ trợ quá trình thải độc của gan và túi mật. Những người bị dị ứng với cỏ dại phấn hương (ragweed) hoặc có tiền sử ung thư nhạy cảm với nội tiết tố (hormone-sensitive cancers) cần thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này.
Atisô
Hỗ trợ chức năng gan và chức năng túi mật. Do khả năng tăng sản xuất dịch mật, atisô có thể kích hoạt các cơn đau và triệu chứng bệnh túi mật nếu đường mật bị tắc. Cần thận trọng khi sử dụng thảo dược này.
Rau ngổ
Nhiều tài liệu y học cổ truyền ghi nhận rau ngổ là dược liệu có vị cay, hơi chát và tính mát. Loại thảo dược này mang đến rất nhiều công dụng, cụ thể như giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ viêm…. Hơn nữa còn phát huy tác dụng làm lợi tiểu, giảm co thắt cơ và kéo giãn mạch máu.
Dùng rau ngổ đúng cách sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tốt cho việc cân bằng các thành phần trong cơ thể. Đồng thời hỗ trợ làm lượng nước tiểu tăng lên nhanh. Nhờ đó có khả năng bào mòn, thậm chí là có thể tống sỏi từ túi mật ra bên ngoài.
Cây râu mèo
Nếu đang quan tâm đến các bài thuốc dân gian hỗ trợ trị bệnh sỏi mật thì bạn nên tìm hiểu về cây râu mèo. Bởi đây được xem là dược liệu có công dụng tán sỏi mật hiệu quả được ghi nhận trong các tài liệu y học cổ truyền và đông y. Cây râu mèo có vị ngọt hơi đắng và tính mát với các công dụng nổi bật như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu…
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu hiện đại đã xác nhận, râu mèo chứa nhiều thành phần tốt như Orthosiphonin, chất béo, tamin, tinh dầu… Chúng có tác dụng tốt trong việc làm thông thoáng hệ tiết niệu, lợi tiểu. Đồng thời có khả năng làm giảm lượng chất thải ứ đọng trong túi mật.
Củ nghệ
Trong Đông y, nghệ là một vị thuốc có tên là Uất kim. Chiết xuất nghệ chuẩn khoảng 300mg dùng 3 lần mỗi ngày giúp hỗ trợ chức năng gan, tăng tiết dịch mật và tăng vận động đường mật. Tuy nhiên, dùng quá liều sẽ gây loãng máu, vì thế, không nên dùng nghệ nếu đang phải điều trị bằng thuốc chống đông máu.
Hạt quả dành dành (Chi tử)
Cùng với Uất kim, chi tử giúp tăng cường đào thải sắc tố mật gây vàng da (bilirubin). Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong chi tử làm tăng lượng chất chống oxy hóa trong gan, giúp giảm men gan và lợi mật.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi mật
Các bài thuốc dân gian mặc dù lành tính và có tác dụng tốt với quá trình điều trị bệnh sỏi mật nhưng vẫn cần cẩn trọng khi áp dụng. Hãy chú ý đến các vấn đề sau để phát huy tốt công dụng của các bài thuốc và tránh phát sinh rủi ro ngoại ý:
- Tác dụng của các bài thuốc dân gian thường chậm nên hãy kiên trì, đừng nên bỏ cuộc giữa chừng.
- Tuyệt đối không dùng thay thế hoàn toàn cho phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.
- Nếu có ý định sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị sỏi mật, cần tham vấn ý kiến bác sỹ trước, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Cần lựa chọn thảo dược rõ nguồn gốc và đảm bảo chất lượng để nhận được kết quả tốt nhất khi sử dụng. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà khả năng đáp ứng của từng bài thuốc là khác nhau. Có thể tham khảo ý kiến thầy thuốc để lựa chọn bài thuốc phù hợp nhất.
- Nếu có bất thường phát sinh khi dùng thuốc dân gian thì hãy dừng ngay. Đồng thời báo cho bác sĩ được biết để có biện pháp can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, cần kết hợp với việc ăn uống và sinh hoạt điều độ để có thể tác động toàn diện đến diễn tiến của bệnh.