Thứ 7, 04/01/2025, 05:33 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

6 loại bệnh thường gặp vào mùa đông

6 loại bệnh thường gặp vào mùa đông
(Tieudung.vn) - Dưới đây là một số bệnh có thể gặp phải trong mùa đông.

Bệnh cảm cúm 

Bệnh cảm cúm là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Đây là căn bệnh nhiều người gặp phải ở trẻ em có sức đề kháng kém và người già, người bị tiểu đường, thận.

Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn.

Khi bị cúm, người bệnh cần nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, luôn giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể; đặc biệt là vitamin C, để tăng sức đề kháng, ăn các thức ăn các giàu protein như trứng gà, các chế phẩm từ đậu.

Khi trẻ bị bệnh cơ thể mất rất nhiều nước, vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng.

Đối với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.  

6 loại bệnh thường gặp vào mùa đông

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Bệnh tim mạch 

 Bệnh tim mạch là 1 bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người; nó có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi; đặc biệt là người cao tuổi và vào thời tiết lạnh.

Đó có thể là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và áp lực lên tim. Tim phải làm việc vất vả hơn đến giữ ấm cho cơ thể. lạnh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch.

Để phòng tránh bệnh, mọi người cần giữ đủ ấm khi đi ra ngoài, đội mũ hoặc quàng khăn để khỏi mất nhiệt qua đầu, mang găng và đi ủng để giữ ấm chân tay.

Bệnh viêm phổi 

Viêm phổi có thể xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất vào mùa đông xuân do thời tiết lạnh, sức đề kháng của con người bị giảm sút cùng với các loại virut cúm có cơ hội phát triển gây bệnh cho con người.

Để phòng ngừa viêm phổi, mùa đông mọi người cần giữ ấm cơ thể (mặc ấm, quàng khăn, đi tất, găng tay, đeo khẩu trang khi  ra ngoài trời mưa lạnh). Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống rét và chống lại bệnh tật.

Không nên thức quá khuya, do thức khuya dễ bị cảm lạnh và sổ mũi sẽ khởi phát bệnh đường hô hấp, nhất là những người có bệnh phổi mạn tính càng cần chú ý.

Hen suyễn

Một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng khò khè, thở dốc ở người bị hen suyễn là không khí lạnh. Do đó người có bệnh hen cần cẩn thận trong khoảng thời gian này

Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét, người bệnh hen suyễn cần hạn chế ra đường. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì cần đeo khăn, khẩu trang che kín mũi và miệng, tích trữ các loại thuốc xịt bên mình và giữ ấm hết mức có thể

Viêm họng

Viêm họng, đau họng là bệnh rất hay gặp vào mùa đông lạnh, ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim.

Bệnh viêm họng là tình trạng mà cổ họng và hầu bị viêm do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến cho cổ họng đau rát, khó chịu.

Bệnh viêm họng cấp thường xuất hiện bất ngờ với biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ C, rát buốt, đau họng khi nuốt. Đầu tiên là cảm giác khô nóng họng sau đó là hiện tượng đau rát tăng dần khi nuốt, nói hoặc ho. Khi bị viêm họng, nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng bằng nước muối ấm; không nên ăn đồ lạnh. Chú ý giữ ấm cho cơ thể; tăng cường dinh dưỡng và vitamin. 

Bệnh nhân có thể bị tắc mũi, chảy nước mũi, khàn giọng hoặc ho khan, amidan viêm to, hạch cổ sưng có khi có bựa trắng như nước cháo phủ ngoài bề mặt. Vì vậy, khi bị viêm họng, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng hay phòng khám đa khoa để nhanh chóng được bác sĩ khám, xác định tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả.

Đau khớp

Tình trạng viêm khớp có thể trở nên nặng nề hơn vào mùa đông do lưu thông máu kém khiến dịch khớp và máu nuôi khớp giảm đi. Ngoài ra, việc độ ẩm tăng cao vào mùa đông lạnh sẽ làm co rút gân cơ khớp khiến các khớp khô cứng, gây hạn chế vận động và đau nhức.

Để cải thiện tình trạng đau khớp, người bệnh có thể tăng cường xoa bóp, chườm nóng trong khoảng 20 phút, tập thể dục thường xuyên trong giai đoạn này.

Tags:
4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.34609 sec| 787.828 kb