Nguyên nhân của bệnh cảm cúm
Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, thay đổi thất thường với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào lúc giao mùa thu – đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm.
Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh rất dễ lây lan, một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp.
Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm.
Bài thuốc chữa cảm cúm
Mật ong: Mật ong chứa đầy các thành phần kháng khuẩn giúp cơ thể chống lại cơn cảm cúm. Bạn chỉ cần hòa một thìa canh mật ong với một cốc nước ấm và uống vài lần trong ngày. Bạn có thể thêm vào hỗn hợp một ít nước cốt chanh để đạt hiệu quả cao hơn.
Chanh: Chanh được biết đến với các thành phần kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm cực mạnh. Chanh còn có tác dụng kháng viêm. Bạn chỉ cần vắt nửa quả chanh vào cốc nước ấm và uống vài lần mỗi ngày.
Gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm và làm ấm, nhờ đó từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc hiệu quả giúp điều trị cảm cúm. Gừng còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại các bệnh do nhiễm khuẩn khác.
Tỏi: Nhờ có các thành phần chống virus và khử trùng, tỏi trở thành một bài thuốc hiệu quả khi bạn bị cảm cúm. Tỏi còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các vi sinh vật gây bệnh.