Thứ 6, 22/11/2024, 11:06 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

3 giai đoạn "vàng" để phát triển chiều cao cho trẻ bố mẹ nên chú ý

3 giai đoạn "vàng" để phát triển chiều cao cho trẻ bố mẹ nên chú ý
(Tieudung.vn) - Để con phát triển được chiều cao lý tưởng cha mẹ cần nắm rõ giai đoạn vàng để bổ sung dinh dưỡng và kích thích trẻ vận động hợp lý.

Trẻ em lớn lên như thế nào?

3 giai đoạn "vàng" để phát triển chiều cao cho trẻ bố mẹ nên chú ý

Trẻ lớn lên theo chiều cao khi các xương của cháu phát triển dài ra và to ra. Ở các xương dài, sức tăng trưởng này không diễn ra trên toàn bộ chiều dài của các xương mà chủ yếu là ở hai đầu xương do sự phát triển của sụn tăng trưởng, đặc biệt là ở các vị trí đầu xương ở gần gối, gần khớp vai, gần cổ tay. Sự tăng trưởng xẩy ra từ từ trong suốt thời thơ ấu. Tuy nhiên đến tuổi dậy thì, con trai và con gái đều bộc phát lớn hẳn lên. Đến tuổi thanh niên, xương phát triển chậm lại rồi không phát triển dài ra nữa. Khi đó sụn tăng trưởng ở đầu xương không còn khả năng hóa xương do đã biến đổi thành xương, vì thế trẻ không cao thêm, trên phim chụp XQ của xương sẽ không thấy hình ảnh sụn tăng trưởng ở đầu xương nữa. Như vậy, khi đi chụp XQ chi dưới mà thấy hiện hình ảnh sụn tăng trưởng thì không thể cao hơn được nữa. Con gái thường ngừng phát triển chiều cao sớm hơn con trai khoảng 1 hay 2 năm, nên chiều cao trung bình ở con trai lớn hơn con gái.

Giai đoạn vàng phát triển chiều cao cho trẻ 

Giai đoạn mầm non (4 - 6 tuổi)

Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển, cũng là giai đoạn nền tảng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Bổ sung canxi khi trẻ trong độ tuổi này vô cùng cần thiết đối với sự phát triển sau này. Đây là lúc hệ thống xương của con người đang trong giai đoạn tích lũy và dự trữ canxi, do đó nhu cầu bổ sung canxi của các bé là khoảng 800mg mỗi ngày.

Nếu không được bổ sung canxi đầy đủ, các bé có thể gặp tình trạng thấp lùn so với các bạn đồng trang lứa, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến dự trữ canxi trong xương, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thấp lùn và giảm chiều cao trong quá trình phát triển sau này.

Giai đoạn dậy thì (10 – 17 tuổi)

Đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao sau này của trẻ. Thông thường, bé gái sẽ bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì sớm hơn bé trai. Tuổi dậy thì của bé gái là từ 10 – 16 tuổi, còn bé trai là 13 – 17 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển cực kỳ nhanh. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cứ 30.000 mg canxi trẻ hấp thụ ở giai đoạn này thì chiều cao có thể tăng thêm 1cm.

Tuy nhiên trong khẩu phần ăn hằng ngày của các gia đình thường chỉ đáp ứng được chưa tới 50% lượng canxi cần thiết cho trẻ. Do đó, cha mẹ cần có sự quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng của con, tích cực bổ sung canxi và khuyến khích các bế vận động, sinh hoạt ngủ nghỉ hợp lý để đạt được chiều cao tối ưu.

Giai đoạn hậu dậy thì

Đây là giai đoạn cuối cùng của sự phát triển chiều cao, đối với con gái kéo dài từ 16 – 23 tuổi, con trai từ 17 – 25 tuổi. Trong giai đoạn này, mô sụn của thanh thiếu niên vẫn chưa thực sự lành lại và vẫn còn khả năng phát triển thêm từ 2 – 3 cm mỗi năm. Nếu lúc này tích cực bổ sung canxi có thể giúp khai thác hết tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ.

Ba giai đoạn tăng trưởng vàng của trẻ giống như những quân cờ domino nối tiếp nhau. Đây là một quá trình liên tục, giai đoạn này là nền tảng cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ, việc bổ sung đầy đủ canxi đều cần phải được chú trọng.

Ngoài ra cũng cần cho trẻ tích cực vận động, rèn luyện thân thể, có một chế độ sinh hoạt hợp lý, có thế trẻ mới đạt được chiều cao tối ưu.

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.06411 sec| 788.742 kb