Thứ 6, 22/11/2024, 13:06 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

3 cách chọn kem dưỡng môi bạn cần biết

3 cách chọn kem dưỡng môi bạn cần biết
(Tieudung.vn) - Bạn hãy chú ý cách dưới đây để chọn kem dưỡng môi an toàn cho da nhé.

Kem dưỡng môi là gì? 

3 cách chọn kem dưỡng môi bạn cần biết

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Kem dưỡng môi là một sản phẩm chăm sóc môi. Nó có công dụng giống một loại kem dưỡng nhưng dành riêng cho da môi, giúp cấp ẩm, làm mềm và căng mọng đôi môi.

Là phái nữ thì thường xuyên sử dụng son kem, son lì để son lâu trôi và duy trì sắc môi lâu nhất. Những loại son này dùng một thời gian dài sẽ khiến môi dễ bị khô, bong tróc da và làm thâm môi.

Vì vậy muốn đôi môi vẫn hồng hào và căng bóng như thuở ban đầu, bạn cần sử dụng kem dưỡng môi mỗi ngày. Sản phẩm này sẽ giúp đôi môi vẫn luôn tươi tắn, mềm mịn và giúp chống lão hóa môi.

Lưu ý khi chọn kem dưỡng môi 

Thành phần của kem dưỡng ẩm môi

Kem dưỡng ẩm môi cần những thành phần giàu chất dưỡng ẩm: Tinh dầu dừa, dầu jojoba, bơ hạt mỡ… nhằm giữ ẩm cho môi, tăng cường độ đàn hồi cho môi

Những thành phần như sáp ong, dầu dừa… thường phổ biến nhất trong sản phẩm dưỡng môi để cấp ẩm và cải thiện sắc tố môi.

Ngoài ra bạn nên chọn dưỡng môi có thêm thành phần vitamin E giúp giữ ẩm và làm mềm mịn da môi.

Chọn kem dưỡng ẩm môi có thương hiệu lớn trên

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm dưỡng môi, trị thâm môi với nhiều loại giá thành khác nhau. Tuy nhiên các nàng hãy chú ý chọn cho mình một loại dưỡng môi có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tránh lựa chọn phải , các thương hiệu, hàng kém chất lượng.

Xem xét bao bì sản phẩm

Đối với các sản phẩm dành cho môi, bao bì cần nhỏ gọn, tiện lợi và đảm bảo vệ sinh. Bạn nên ưu tiên chọn loại dạng que, dạng chai có đầu lăn, dạng chai nhỏ giọt.

Tags:
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.28992 sec| 771.898 kb