Phương thức 1: Tuyển thẳng (không giới hạn chỉ tiêu) với những đối tượng là Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc... theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Ảnh: Nguyễn Tuệ
Thí sinh được triệu tập thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, Cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật quốc tế; Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc Cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức được đăng ký tuyển thẳng vào các ngành đoạt giải phù hợp theo Đề án tuyển sinh của Trường.
Người nước ngoài tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào học ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam.
Phương thức 2, xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế (dự kiến 350 chỉ tiêu). Các thí sinh tham gia xét tuyển theo phương thức này cần có điểm trung bình môn học lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên.
Riêng với thí sinh tốt nghiệp năm 2021, lớp 12 chỉ tính học kỳ 1 và đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây được đăng ký xét tuyển vào ngành phù hợp với môn học đoạt giải hoặc chứng chỉ quốc tế.
Thí sinh có một trong các chứng chỉ quốc tế ACT > 20, SAT > 1000; chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS Academic > 5,5, TOEFL iBT > 50; chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 2 3; chứng chỉ tiếng Trung HSK 2 3; chứng chỉ tiếng Nhật N <4 (các chứng chỉ phải còn hiệu lực).
Bảng quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế và giải học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố sang thang điểm 10 để xét tuyển:
Phương thức 3, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến 6.770 chỉ tiêu). Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có các môn thi theo các tổ hợp xét tuyển của ngành đào tạo.
Danh sách ngành, chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển sẽ được công khai chi tiết trong đề án tuyển sinh của trường.