Thứ 2, 25/11/2024, 14:15 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách để bố mẹ khơi dậy tiềm năng của trẻ

Cách để bố mẹ khơi dậy tiềm năng của trẻ
(Tieudung.vn) - Có nhiều cách có thể giúp phụ huynh khơi dậy tiềm năng ở nơi con trẻ bạn hãy chú ý nhé.

Tạo không gian riêng, sự tự do cho trẻ

Cách để bố mẹ khơi dậy tiềm năng của trẻ

Bạn nên chú ý tạo không gian riêng cho trẻ sáng tạo. 

Theo trang tin Maman Pour La Vie, bố mẹ nên để trẻ tự do thử nghiệm, sáng tạo theo nhiều cách khác nhau (trong âm nhạc, nghệ thuật, thể thao…. ). Đơn cử, khi trẻ muốn vẽ một bức tranh, phụ huynh đừng bảo trẻ phải làm gì, hãy để chúng thỏa sức tưởng tượng và trân trọng điều đó. 

Sự sáng tạo sẽ giúp trẻ giải quyết vấn đề một cách tự tin. Trí tưởng tượng sẽ giúp trẻ tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề nhanh gọn, hiệu quả.

Để trẻ vận động mỗi ngày

Trong mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn một tài năng đặc biệt, mà các bậc cha mẹ phải thật tinh ý để nhận ra và nuôi dưỡng tài năng ấy. 

Theo ý kiến các chuyên gia, tốt nhất, phụ huynh nên cho trẻ tham gia vào nhiều trò chơi, nhiều lĩnh vực hoạt động như học võ thuật, âm nhạc, hội họa… để trẻ bộc lộ rõ điểm mạnh, yếu của bản thân. Đó cũng là cách người lớn phát hiện chính xác từng sở thích và năng lực tiềm ẩn của bé. 

Luôn luôn khích lệ

Tờ báo The Guardian cho biết, nếu một đứa trẻ nói rằng con không giỏi ở một điều gì đó, hãy nói với chúng: "Con hoàn toàn có thể", "thật khó để làm được điều đó ngay bây giờ, nhưng chắc chắn con có thể học cách để làm được điều này đúng hạn nếu con chăm chú, nghiêm túc".

Những lời động viên tích cực có thể giúp trẻ tự tin vào trí tuệ của mình, từ đó nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ cũng như khai thác được hết những tiềm năng của trẻ.

Tiếp xúc thiên nhiên

Các chuyên gia nghiên cứu nhận định, từ 1-3 tuổi là thời gian não bộ trẻ phát triển nhanh nhất. Trong quá trình phát hiện tiềm năng của con, người lớn cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên. Đây là cách khơi dậy tiềm năng nguyên thủy nhất. Khi được gần gũi với môi trường tự nhiên, trẻ sẽ học được những kiến thức về sinh vật, các hiện tượng tự nhiên và biết cách xử lý khi gặp những tình huống bất ngờ. Ngoài ra, hòa mình với thiên nhiên giúp trẻ hoàn thiện các giác quan và kích thích quá trình phát triển trí tuệ, tinh thần. 

Khi hiểu được các hiện tượng tự nhiên và có cơ hội quan sát sự thay đổi của sinh vật, hứng thú học tập của trẻ sẽ tăng cao. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ quan sát và ghi lại những điều tìm hiểu được, đồng thời áp dụng một số kiến thức sách vở vào thực tế. Theo Sohu, trường tiểu học ở châu Âu rất chú trọng các hoạt động tiếp xúc với thiên nhiên. Tại Mỹ, mỗi trường tiểu học có một khu vực riêng để trẻ quan sát, thực hành môn Khoa học. Đặc biệt, trước khi tốt nghiệp tiểu học, các em được tham gia khóa huấn luyện sinh tồn trong môi trường tự nhiên. 

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Hiện nay, nhiều gia đình quá lệ thuộc vào thiết bị điện tử và thường dùng di động để "trông con". Những video sống động và trò chơi bắt mắt trên điện thoại giúp trẻ giữ yên lặng, không quậy phá. Tuy nhiên, cách này ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển trí não của trẻ. Theo nghiên cứu, thiết bị điện tử làm giảm kỹ năng của con người, đặc biệt làm cản trở sự phát triển tiềm năng của trẻ nhỏ. 

Trẻ em không nên dùng điện thoại di động quá 1 tiếng mỗi ngày. Khi rảnh rỗi, cha mẹ có thể cùng trẻ đọc sách, trò chuyện. Sách ảnh kích thích sự sáng tạo và nâng cao khả năng tập trung cho trẻ. Khi kể chuyện, người lớn có thể tạo ra một thế giới giả tưởng để con tưởng tượng. Ngoài ra, cha mẹ nên để trẻ tự tạo câu chuyện của riêng mình hoặc viết cái kết mới cho bộ truyện vừa đọc. Qua phương pháp này, trẻ có thể phát huy trí tưởng tượng của bản thân, khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ sẽ được thúc đẩy tối đa.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.16245 sec| 788.141 kb