Thứ 6, 22/11/2024, 06:28 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

TP Hồ Chí Minh tổ chức khai báo y tế đối với học sinh vào ngày đầu tiên đi học sau Tết

TP Hồ Chí Minh tổ chức khai báo y tế đối với học sinh vào ngày đầu tiên đi học sau Tết
(Tieudung.vn) - Ngày đầu tiên đi học trở lại sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 TP Hồ Chí Minh yêu cầu toàn bộ học sinh khai báo y tế.

Theo đó, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm công văn số 309/SGDĐT-CTTT (ngày 1.2.2021) về việc cho học sinh, sinh viên dừng đến trường nhằm đảm bảo phòng, chống dịch.

TP Hồ Chí Minh tổ chức khai báo y tế đối với học sinh vào ngày đầu tiên đi học sau Tết

Cán bộ y tế kiểm tra thân nhiệt cho học sinh. 

Sở yêu cầu, người đứng đầu các đơn vị bố trí nhân sự trực, giữ liên lạc, kết nối xuyên suốt với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh trong thời gian nghỉ tết. Đặc biệt, các trường phải thường xuyên cập nhật các trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh thuộc đối tượng F0, F1, F2… hoặc đối tượng sinh sống tại các khu vực đang bị cách ly, phong tỏa do dịch Covid-19.

Đặc biệt, vào ngày đầu tiên đi học lại sau Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, dự kiến là ngày 17/2, tức mùng 6 Tết đối với bậc phổ thông, các trường học phải thực hiện khai báo y tế đối với tất cả các cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh và sinh viên. Đồng thời, số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và sinh viên, phụ huynh học sinh có đi đến các tỉnh thành ngoài TP Hồ Chí Minh từ ngày 2/2 đến ngày 16/2/2021.

Các cơ sở giáo dục sẽ nắm thông tin của học sinh, phụ huynh từ giáo viên chủ nhiệm và nắm thông tin trực tiếp đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, rồi báo cáo cho Phòng GD-ĐT các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện và thành phố Thủ Đức tổng hợp, báo cáo về Sở trước 14h hàng ngày.

Trước đó,  Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã tham gia đồng chủ trì cuộc họp khẩn với UBND TP Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. : “Có thể nói rằng TP Hồ Chí Minh đã triển khai các biện pháp đáp ứng tình hình dịch nhanh chóng, khẩn trương và kịp thời, đặc biệt là các quận, huyện đã thực hiện rất quyết liệt. Chúng tôi đánh giá cao việc này”.

Bộ trưởng lưu ý, trước nguy cơ lây nhiễm cao, TP Hồ Chí Minh cần có hành động, quyết liệt nhanh chóng, khẩn trương như đã làm trong những ngày gần đây, nhưng nâng cao lên một bước và mạnh lên một bước.

Trong đó, ưu tiên nhất là phải xác định các trường hợp công nhân bốc xếp hàng hóa và người thân của họ là các trường hợp nguy cơ nhất, coi đây là những trường hơp nghi nhiễm để có hướng xác định.

Thành phố không chỉ truy vết liên quan đến 29 trường hợp đã nêu mà phải truy vết tất cả công nhân làm việc với nhau trong khu vực đó. Trước mắt truy vết 60 trường hợp công nhân liên quan đến các ca nhiễm, sau đó rộng ra các khu vực và công ty khác.

“Ngoài truy vết các ca ngoài cộng đồng thì cần phải truy vết lại bằng được tất cả công nhân làm việc cùng nhau trong khu vực đó. Mặc dù họ có thể không nhiễm ở thời điểm này, nhưng chúng tôi cho rằng có thể họ đã nhiễm và đã khỏi", Bộ trưởng Y tế nói.

Mặt khác, TP Hồ Chí Minh phải tiến hành khoanh vùng thật nhanh các địa bàn có trường hợp nhiễm, lấy mẫu xét nghiệm triệt để, trên diện rộng tất cả các trường hợp liên quan đến ca bệnh và khu vực phát hiện ra ca bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm thì thu hẹp lại, để đỡ ảnh hưởng với người dân.

Bộ trưởng Y tế cũng kiến nghị hướng dẫn TP Hồ Chí Minh lấy mẫu theo cụm gia đình, có thể trộn mẫu lên đến 16 mẫu/lần trộn. Thay vì lấy mẫu từng người thì lần thứ nhất sẽ lấy gộp mẫu từng hộ dân. Nếu phát hiện nghi nhiễm thì sẽ đưa cả hộ gia đình đó đi cách ly và tiến hành lấy mẫu lần hai.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị TP Hồ Chí Minh cần xem xét đánh giá từng khu phố, từng phường, xã, quận huyện để quyết định lựa chọn địa điểm áp dụng theo Chỉ thị 16 hay Chỉ thị 15.

“Chỉ thị 16 áp dụng tại khu vực có ca bệnh, còn toàn thành phố là Chỉ thị 15 hoặc lỏng hơn. Có như thế mới theo kịp tốc độ truy vết, khoanh vùng và dập tắt được ổ dịch. Chúng ta phải đi nhanh hơn, không thể đi sau dịch. Việc quyết định là do TP Hồ Chí Minh”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Để đồng hành, hỗ trợ TP Hồ Chí Minh trong phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế thiết lập bộ phận thường trực đặc biệt tại 51 Phạm Ngọc Thạch, do một đồng chí Thứ trưởng Y tế phụ trách.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng huy động toàn bộ lực lượng y tế của Trung ương đóng trên địa bàn cùng hỗ trợ TP Hồ Chí Minh triển khai các biện pháp chống dịch, xử lý chuỗi lây nhiễm ở sân bay cũng như trong cộng đồng.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.93456 sec| 801.172 kb