Không lớn tiếng
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Khi ở nơi công cộng như nhà hàng, ga tàu, người Nhật Bản luôn cố gắng nói nhỏ để tránh làm phiền người khác. Nếu trẻ phạm lỗi, họ sẽ đưa con đến một góc khuất, kín đáo để nói chuyện, thay vì lớn tiếng quát mắng con trước mặt nhiều người, theo Japan Today. Thậm chí, những cha mẹ để con cái làm ồn, đùa nghịch trong các nhà hàng sẽ bị cho là "vô trách nhiệm". Vì thế, nhiều người chọn các nhà hàng gia đình để đảm bảo riêng tư và tránh gây ảnh hưởng bữa ăn của người khác.
Tháo giày, dép khi cần thiết
Khi di chuyển bằng tàu, xe lửa, nhiều đứa trẻ hiếu động, muốn đứng lên ghế để ngắm cảnh vật xung quanh. Khi đó, cha mẹ Nhật sẽ yêu cầu con tháo giày, dép trước khi đứng lên, tránh làm bẩn chỗ ngồi. Tương tự tại các nhà hàng hoặc nơi công cộng khác, trẻ được hướng dẫn bỏ giày dép bên ngoài trước khi khi di chuyển vào khu vực bên trong. Nếu để trẻ làm bẩn sàn nhà, ghế ngồi, cha mẹ có thể bị đánh giá là thô lỗ, bất lịch sự.
Gia đình là một trong những điều quan trọng nhất
Như một quy tắc, những bà mẹ phải nuôi dưỡng đứa con của mình, họ dành rất nhiều thời gian bên con. Một suy nghĩ phổ biến ở Nhật là cha mẹ không đưa con đến nhà trẻ khi chúng lên 3. Cha mẹ cũng không nhờ ông bà trông nom cháu hoặc không thuê bảo mẫu.
Nhưng sau đó, trẻ sẽ dành nhiều thời gian bên ông bà và người thân. Vì thế mối quan hệ của chúng với các thành viên trong gia đình trở nên khăng khít, gần gũi. Người Nhật cho rằng người trong gia đình luôn ủng hộ và bảo vệ nhau.
Cha mẹ là tấm gương điển hình
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm nhỏ liên quan đến các bà mẹ Nhật Bản và Châu Âu. Họ được yêu cầu xây một kim tự tháp.
Các bà mẹ Nhật tự xây kim tự tháp rồi yêu cần con họ xem và làm lại. Nếu con họ thất bại, chúng sẽ được mẹ khích lệ lắp ráp lại từ đầu.
Về phía các bà mẹ châu Âu, họ sẽ giải thích cách lắp ráp kim tự tháp và “mách nước” cho con để chúng hoàn thành.
Từ thí nghiệm trên, có thể thấy những bà mẹ Nhật dạy con theo quy tắc “hãy làm giống mẹ”, còn những bà mẹ châu Âu chỉ giảng giải và yêu cầu con tự làm mọi thứ mà không làm mẫu.
Học cách biết ơn
Chính cha mẹ đã cho con cái cuộc sống của họ, vì vậy trước tiên họ phải học cách cảm ơn cha mẹ, hiểu những khó khăn của cha mẹ và trả lại cho cha mẹ bằng tình yêu thương. Cảm ơn người đã nuôi dạy và giáo dục con cái mình. Bắt đầu từ những điều nhỏ trong cuộc sống và biết chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ mình.
Gia đình là một trong những điều quan trọng nhất
Người Nhật nghĩ rằng trẻ em không nên được gửi đến trường mẫu giáo trước khi chúng tròn 3 tuổi. Cha mẹ thường không nhờ ông bà hoặc thuê người trông trẻ mà tự mình chăm sóc con.
Tuy nhiên, trẻ vẫn được dành nhiều thời gian ở bên ông bà và những người thân khác. Mối quan hệ của chúng với các thành viên trong gia đình thật sự rất ấm áp. Mọi người luôn hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau.