Thứ 6, 19/04/2024, 04:20 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cannes 2018: 'Cành cọ vàng' giải thưởng danh giá bậc nhất hành tinh

Cannes 2018: 'Cành cọ vàng' giải thưởng danh giá bậc nhất hành tinh
(Tieudung.vn) - Ngoài Oscar, thì Cành cọ vàng được đánh giá là một trong những giải thưởng điện ảnh danh giá bậc nhất hành tinh.

Biểu tượng cành cọ đã xuất hiện trên những tài liệu chính thức của LHP phim Cannes từ năm 1939. Tuy nhiên, năm 1955 biểu tượng này mới được chọn là cúp dành cho bộ phim hay nhất của lễ hội điện ảnh quốc tế uy tín bậc nhất thế giới (khi ấy trao cho bộ phim "Marty" của đạo diễn Delbert Mann), để thay thế cho giải Grand Prix (giải thưởng lớn). 
  
Trên thực tế, cành cọ là biểu tượng của thành phố Cannes tại Pháp. Nó xuất hiện trên huy hiệu, và gắn liền với một câu châm ngôn của người dân địa phương: "Cành cọ là niềm tự hào của kẻ chiến thắng". 

cành cọ vàng
'Cành cọ vàng' là giải thưởng nhiều là làm phim trên thế giới muốn sở hữu.

Theo truyền thuyết, Thánh Honora đã từng trèo lên cây cọ để cầu xin Chúa trời tiêu diệt những con rắn độc trên hòn đảo nhỏ nhất của quần đảo Lerins (thuộc Cannes). Chúa đã lắng nghe và tạo ra một cơn sóng cực mạnh, cuốn trôi những con rắn còn sót lại trên đảo. Ngày nay, ta vẫn có thể tìm thấy một tu viện mang tên thánh Honora trong vịnh Cannes được đặt tên để tỏ lòng biết ơn tới vị thánh này. 

Ngày nay, ta vẫn có thể tìm thấy một tu viện mang tên thánh Honora trong vịnh Cannes được đặt tên để tỏ lòng biết ơn tới vị thánh này.

Nhưng cũng bởi vậy, ban tổ chức LHP Cannes đã quyết định lấy hình ảnh giàu ý nghĩa này làm biểu tượng cho bộ phim chiến thắng.

Cành cọ vàng là giải thưởng cao quý nhất do ban giám khảo LHP Cannes trao cho bộ phim hay nhất trong năm.

Hình ảnh cành cọ vàng như chúng ta thấy ngày nay được thiết kế từ năm 1998 bởi bà Caroline Scheufele – chủ tịch tập đoàn Thụy Sĩ Chopard. 19 chiếc lá cọ được làm thủ công bằng vàng, uốn cong một cách khéo léo trước khi đính lên một giá đỡ bằng pha lê.

Quá trình chế tạo ra bức tượng đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của các thợ kim hoàn lâu năm nhất. Được biết, cành cọ được trao cho đạo diễn có bộ phim hay nhất năm sẽ có trọng lượng 188 gram vàng 18 carat, với trị giá lên đến 20.000 euro (khoảng hơn 540 triệu đồng).

Thông thường, tại mỗi kỳ LHP, nhà sản xuất luôn chuẩn bị ít nhất một tượng vàng dự phòng trong trường hợp có bất kì sự cố nào hoặc có hai bộ phim đồng giải thưởng. 

Ngoài ra thì kể từ năm 2000, các đạt giải nam chính và nữ chính xuất sắc nhất cũng được nhận Cành cọ vàng nhỏ hơn. Các giải thưởng cũng chỉ được đưa tới nơi diễn ra sự kiện ngay trước buổi lễ bế mạc vì lý do .

Trong khi phim châu Á mọi năm chỉ xuất hiện vài ba cái tên, Cannes năm nay có đến 6 phim tranh tài, hầu hết đều từ các tác giả nổi bật, từng giành nhiều thành tích ở Cannes những năm trước. Nhật có hai đại diện là Hirokazu Kore-eda (phim Shoplifters) và Ryusuke Hamaguchi (phim Asako I & II).

Hirokazu Kore-eda được đánh giá là đạo diễn có phong độ ổn định, bởi các phim của ông đều gây dấu ấn nhờ phong cách truyền tải thông điệp ý nhị. Năm 2013, ông từng giành giải Jury Prize với Like Father, Like Son.

Vẫn với đề tài gia đình muôn thuở, Shoplifters của Hirokazu Kore-eda xoay quanh câu chuyện sự xuất hiện của một cô gái trẻ, làm đảo lộn gia đình Osamu.

Điện ảnh Iran có hai đại diện danh giá là Asghar Farhadi với phim tâm lý Everybody Knows (tranh giải và chiếu khai mạc) và Jafar Panahi với Three Faces. Riêng Jafar Panahi từng bị nhà chức trách Iran cấm làm phim trong nhiều năm, thậm chí từng bị bắt giam...

Đại diện Hàn quốc có Lee Chang-dong với tác phẩm Burning dựa trên tiểu thuyết của tác gia nổi tiếng Haruki Murakami. Tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Lee sau 8 năm với Poetry.

Nhà làm phim châu Á còn lại trong danh sách tranh tài là Giả Chương Kha với Ash Is Purest White cùng hai diễn viên thực lực là Zhao Tao (vợ Giả Chương Kha) và Liao Fan.

Giả Chương Kha từng 4 lần tranh giải Cành cọ vàng nhưng chỉ mới thắng giải Kịch bản cho A Touch of Sin năm 2013.

Ash Is Purest White có câu chuyện thi vị về và lòng thù hận giữa một vũ công trẻ và tên cướp địa phương. Sau khi bị chia cắt bởi tù tội, họ tìm gặp lại nhau...

Không nằm ngoài dự đoán, phim thể nghiệm của tiền bối Jean Luc-Godard (người hai lần được Cannes chọn phim làm áp phích quảng bá) lọt vòng tranh giải.

The Picture Book được Godard dẫn dắt theo lối kể chuyện khác với truyền thống tương tự như Goodbye to Language từng đoạt giải thưởng của ban giám khảo Cannes cách đây 4 năm.

Ngoài The Picture Book, còn có 3 phim Pháp khác cùng lọt vào danh sách lần này. Đó là At War của Stéphane Brizé, Sorry Angel của Christophe Honoré và Girls of the Sun của nữ đạo diễn Eva Husson.

Trong số 18 phim, ngoài Eva Husson còn có hai nữ đạo diễn khác tranh tài là Alice Rohrwacher với phim Happy as Lazzaro và Nadine Labaki với Capernaum. Nữ đạo diễn người Ý Alice Rohrwacher lần thứ ba đến Cannes sau khi thắng giải Grand Prix cho The Wonders.

Sau thành công của The Wailing, The Villainess... điện ảnh xứ Hàn tiếp tục đến Cannes thông qua chương trình chiếu phim Midnight Screenings - nơi thường chọn lựa các tác phẩm mang đề tài kinh dị, bạo lực.

Năm nay là The Spy Gone North của Yoon Jong-Bing có sự tham gia của tài tử Hwang Jung-min và mỹ nam Joo Ji-hoon.

Liên hoan phim Cannes lần thứ 71 bắt đầu từ 8-5. Giải thưởng sẽ công bố vào ngày 19-5. 

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.86565 sec| 803.211 kb