Bề nổi của những cuộc thi dành cho trẻ em.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, thì việc mà những tài năng nhí nổi bật trong các chương trình gameshow âm nhạc không còn khó khăn gì để tiếp cận khán giả. Đặc biệt hơn, với những trường hợp nghèo khó và hiền lành thì chắc chắn sẽ gây được sự chú ý của dư luận. Thâm chí, không cần trở thành quán quân của cuộc thi cũng nghiễm nhiên trở thành “thần tượng” vượt khó trong lòng nhiều người.
Hồ Văn Cường quán quân Vietnam Idol Kids
Không khó để tìm ra những cái tên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong mỗi cuộc thi âm nhạc hay tìm kiếm tài năng. Với cuộc chạy đua không ngừng nghỉ thì các nhà sản xuất những chương trình lúc nào cũng cho “ra lò” những hình ảnh “cơ cực” của thí sinh nhằm khơi gợi sự cảm thông của khán giả và thu hút sự chú ý của mọi người dành cho chương trinh.
Nếu Vietnam Idol Kids vừa mới kết thúc với ngôi vị quán quân thuộc về thí sinh nhí Hồ Văn Cường thì sắp tới sẽ là The Voice Kids gối đầu lên sóng. Rồi tiếp theo nữa sẽ là vô vàn những chương trình dành cho thiếu nhi với mục đích “trong sáng” là tìm kiếm và bồi dưỡng tài năng Việt.
Có thể nói, chưa lúc nào những “thiên tài” âm nhạc lại “nở rộ” như trong khoảng thời gian này. Các em sẽ có được sự chú ý của giới truyền thông, xuất hiện thường xuyên trên các mặt báo, có lượng fan hâm mộ hùng hậu…Điều mà một ca sĩ được đào tạo bài bản qua trường lớp luôn mong muốn có được.
Tương lai của các em sau ánh hào quang trên sân khấu.
Các thí sinh tham gia cuộc thi Giọng hát Việt nhí.
Có một thực tế đáng buồn rằng, sau khi những chương trình tài năng kết thúc thì đồng nghĩa với việc tên tuổi của các em cũng “chìm” dần theo thời gian. Một số khác may mắn hơn khi thỉnh thoảng vẫn được xuất hiện trên mặt báo, nhưng không phải với tiêu đề là “thần đồng”, “tài năng nhí” hay “hiện tượng âm nhạc” mà là hoàn cảnh đáng thương của các em sau khi đăng quang. Phải chăng, việc tìm kiếm quá “ồ ạt” rồi “bỏ bơ” đã khiến các em lạc hướng trong con đường định vị sự nghiệp cho tương lại của mình.
Quang Anh và mẹ xúc động ôm chầm lấy nhau trên sân khấu chung kết Giọng hát Việt nhí
Tuy nhiên, một phần trách nhiệm cũng thuộc về gia đình các bé. Khi bố mẹ quá ảo tưởng rằng những cuộc thi ấy sẽ thay đổi cuộc đời con của họ, hay chí ít cũng giúp con thay đổi bản thân mà không hề biết rằng, việc đầu độc con bằng những lời khen ngợi của mọi người đã dần đẩy con xa vòng tay của mình.
Lẽ dĩ nhiên rằng chẳng ai có thể nổi tiếng dễ dàng như vậy. Muốn tiếp tục theo đuổi đam mê thì các em và gia đình còn phải biết nhiều điều hơn thế nữa. Bởi để tồn tại trong thế giới showbiz phức tạp thì không có dễ. Các bé phải có người đỡ đầu và định hướng, cùng với đội ngũ truyền thông hùng hậu. Có như vậy thì “tài năng” mới thực sự “nở hoa” và “sống mãi” trong lòng mọi người.
Nhiệm vụ quan trong sau những cuộc thi.
Hiện tượng nhí một thời - Thiện Nhân bây giờ cũng không hề xuất hiện trên các chương trình truyền hình nữa.
Tài năng thôi chưa đủ, các em nhỏ cần phải gắng sức mà trau dồi văn hóa. Chỉ có thế thì các em mới có gốc rễ mà phấn đấu. Ca sĩ Mỹ Linh cũng từng thể hiện quan điểm của mình về hướng đi của các tài năng nhí hậu cuộc thi rằng: "Chỉ có một con đường duy nhất, đó là định hướng cho các con kiên trì học tập, trau dồi năng khiếu trong dài hạn". Cô còn nhấn mạnh rằng: "10 ngàn giờ luyện tập mới có thể tạo nên được một tài năng, chứ không ai trở thành thiên tài chỉ sau một đêm được".
Danh hiệu và sự nổi tiếng sẽ chẳng có ý nghĩ gì nếu các bé không biết lưu giữ và học hỏi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn rất đáng buồn bởi những cuộc thi thì vẫn liên tục xuất hiện, nhưng công cuộc bồi đắp tài năng thì không hề xảy ra. Bởi vậy, điều quan trong nhất là bản thân thí sinh và gia đình phải biết lựa chọn hướng đi đúng đắn cho con em mình để các bé vừa có thể tham gia những chương trình giải trí, lại vừa học tập thật tốt được