|
Vườn bưởi “mỹ nhân” của ông Ái ở xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). |
Chia sẻ về quá trình sáng tạo ra giống bưởi quý, ông Ái cho hay: “Tôi có cơ duyên mới gặp được giống bưởi này. Do làm nghề phối giống lợn nên tôi đi khắp hang cùng ngõ hẻm. Một lần tôi đến phối giống lợn cho gia đình hai cụ già ở huyện Thuận Thành. Biết tôi là người làm nghề chân thực, họ đã mời tôi nán lại ăn thử múi bưởi. Lần đầu tôi được thưởng thức giống bưởi ngon và ngọt đến thế. Nắm bắt cơ hội tôi xin giống về trồng và xử lý, nhân giống thử không ngờ đã thành công ngay”.
|
Ông Ái đang chăm sóc vườn bưởi giống của gia đình. |
Sau nhiều năm nhân giống, đến nay trung bình mỗi năm gia đình bán ra hàng trăm quả bưởi cùng hàng vạn cây giống. Ông Ái cho biết, do diện tích vườn hẹp nên gia đình trồng không được nhiều bưởi to mà chủ yếu là sản xuất giống cung cấp cho người dân trong và tỉnh. “Mỗi năm bán quả và cây giống, trừ chi phí tôi cũng bỏ túi được vài trăm triệu đồng” – ông Ái chia sẻ.
|
Các cây bưởi Ái Nhân luôn sai trĩu quả. |
“Là giống bưởi do tôi xử lý, nhân giống thành công nên tôi lấy luôn tên mình đặt cho bưởi. Dù là giống bưởi mới nhưng bưởi Ái Nhân lại có nhiều ưu điểm vượt trội hơn giống bưởi Diễn đặc sản Hà Nội như cây sai quả, trọng lượng các quả luôn gấp 1,5 đến 2 lần bưởi Diễn (Hà Nội) và chín trước bưởi Diễn 2 tháng, đặc biệt bưởi Ái Nhân có ruột đỏ, ăn ngọt thanh không he và da bưởi khi chín có màu hồng mịn như da thiếu nữ đương lúc xuân thì” – ông Ái tiết lộ.
|
“Để bảo vệ cây và đảm bảo chất lượng bưởi ngon nhất, mỗi lần bưởi ra hoa đậu quả tôi thường phải tỉa bớt quả, trung bình mỗi chùm tôi chỉ để từ 1-2 quả” – ông Ái tiết lộ. |
|
Để bảo vệ bưởi và đảm bảo sức khỏe cho người, ông Ái thường dùng bẫy để bắt côn trùng, chứ không phun thuốc hóa học. |
|
Một quả bưởi Ái Nhân có cân nặng “khủng” đạt gần 3kg tại vườn của ông Ái mùa vụ 2016 vừa qua. |
|
Bưởi Ái Nhân chín có da màu hồng, ruột đỏ ăn ngọt thanh, không he. |