Gốm Bát Tràng cái tên không còn xa lạ với người Việt, nó được biết đến với lịch sử hình thành từ lâu đời, với những nghệ nhân gốm nổi tiếng đã làm ra những sản phẩm tuyệt mỹ.
Bát tràng là một làng gốm lâu đời thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nổi tiếng có nhiều truyền thống văn hóa vừa mang những sắc thái cộng đồng chung của làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ, vừa phản ánh những nét đặc thù của nghề gốm. Được sản xuất theo lối thủ công , nên ở làng gốm này hầu như mọi lứa tuổi đều có công ăn việc làm, ít thấy trẻ con chạy ngoài đường, hoặc trai tráng chơi bê tha, các cụ già giỏi nghề, làm việc suốt ngày bên bàn tạo mẫu, hay bên lò nung rừng rực lửa. Phụ nữ thì vuốt gốm, phải gốm vào lò….mỗi một công đoạn sản xuất đòi hỏi nhiều thao tác, người thợ cần phải có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Sản phẩm của người Bát Tràng là kết tinh của sức lao động cần cù, sức khéo léo và óc sáng tạo để tạo nên những tinh túy, kiệt tác nghệ thuật.
Người thợ làm gốm luôn quan niệm rằng: “sản phẩm làm ra không khác nào một cơ thể sống”. Chúng là sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mang theo trong mình cả yếu tố tinh thần cùng với sự sáng tạo của con người. Tất cả hòa quyện vào nhau để tạo nên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đặc biệt. Hài hòa tổng thể cùng với màu sắc thanh nhã. Thể hiện sự tinh tế của hồn người làm ra đồ gốm.
Gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng có 5 dòng men đặc biệt được thể hiện qua mỗi thời kì khác nhau để tạo nên các sản phẩm đặc thù khác nhau: men lam xuất hiện bắt đầu ở Bát Tràng mang các đồ gốm có sắc xanh chì tới đen sẫm; men nâu thể hiệntheo thời trang truyền thống và được vẽ theo kĩ thuật men lam; men trắng ngà tiêu dùng trên phổ biến mẫu hình đồ gốm sứ Bát Tràng cổ từ thế kỉ 17 tới thế kỉ 19, men này mỏng, màu vàng ngà, bóng hiệp với những trang trí nổi kĩ càng; men xanh rêu được tiêu dùng kết hợp có men trắng ngà và nâu tạo ra 1 dòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỉ 16–17 và men rạn là mẫu men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỉ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỉ 17–1.
Chính vì vậy mà trên mảnh đất Bát Tràng này chung lưng đấu cật, phát huy các yếu tố Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa để xây dựng và mở mang làng xóm. Tên làng Bát Tràng chỉ sự hòa hợp, vận hành uyển chuyển như một nguyên lý, một lẽ tự nhiên, giúp cho cuộc sống của dân làng luôn gặp sự hanh thông, tạo cho người làng luôn có một ý chí, một niềm tin vững chắc, làm cho Bát Tràng trở thành làng gốm, làng buôn, làng khoa bảng, làng có nhiều người theo nghiệp võ nổi tiếng, với những nét văn hóa riêng biệt của Thủ đô Hà Nội.