Thứ 6, 22/11/2024, 09:15 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nông dân ĐBSCL lãng phí lúa giống hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm

Nông dân ĐBSCL lãng phí lúa giống hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm
(Tieudung.vn) - Tập quán canh tác cộng với tâm lý sợ mất mùa đang làm cho người trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “vứt đi” hàng nghìn tỷ đồng tiền lúa giống mỗi năm.

Hiện nay, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 1,8 triệu héc ta đất trồng lúa. Với mức gieo sạ quá dày như hiện nay (trung bình từ 150 đến 200 kg lúa giống/ha, thậm chí có nơi hơn 200 kg/ha) thì mỗi vụ, toàn vùng đang lãng phí tiền lúa giống khoảng 2.000 tỷ đồng/vụ chưa kể phân bón và thuốc bảo vệ thực vật…, gieo sạ dày dẫn đến chi phí sản xuất không những tăng cao mà còn làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt gạo. Trong khi với mức sạ 80 kg hoặc thấp hơn 80 kg/ha, năng suất vẫn cao hơn mà chi phí sản xuất lại giảm. 

Mô tả ảnh
Nông dân ở ĐBSCL áp dụng theo mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sạ thưa hiệu quả rõ rệt 

Theo GS.TS. Mai Văn Quyền, Trưởng ban cố vấn “Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” do Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Trồng trọt triển khai, nhiều bà con nông dân ở ĐBSCL hiện nay vẫn lo khi sạ thưa thì năng suất thấp. Tuy nhiên, trên thực tế thì cây lúa nếu có khoảng trống thích hợp, nó có thể đẻ nhánh nhiều và phát triển rất tốt. 

Tham quan các mô hình trong vụ Hè – Thu 2017 tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang. Chúng tôi được chứng kiến bà con nông dân tham gia mô hình, cán bộ khuyến nông, chính quyền địa phương và khẳng định tính vượt trội hơn hẳn của mô hình. 

Mô tả ảnh
GS.TS Mai Văn Quyền trao đổi với bà con nông dân tại mô hình.

Trao đổi với chúng tôi tại chính mãnh ruộng tham gia mô hình của mình, nông dân Dương Văn Sơn, ở ấp Hỏa Vàm, xã Thanh Yên A, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang, cho biết: “Sạ thưa, cây lúa nở bụi nhanh, chồi to, lá cứng đứng thẳng, dù bị hạn vẫn phát triển tốt. Trước đây chúng tôi quen sạ dày nên nay yêu cầu sạ thưa cũng hơi đắn đo, suốt một tuần sau sạ tôi rất lo, nhưng qua 10 ngày thì thở phào, cây lúa phát triển qua mỗi đêm mỗi khác, đến 25 ngày sau ruộng lúa nhà tôi đã phát triển tốt hơn ruộng bên ngoài mô hình”.

Còn ở ấp Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang, vụ Hè - Thu năm nay. Ruộng nhà ông Cao Văn Nhân mới sạ được 40 ngày, nhưng lúa trong mô hình phát triển rất tốt. Chỉ vào đám ruộng kế bên, ông Nhân nói: “Chú thấy không, đám ruộng nhà tôi sạ chỉ bằng phân nửa giống so với ruộng người ta mà bây giờ lúa nhà tôi đẻ nhánh không thua gì so với ruộng của họ mà lúa lại đẹp hơn, từ vụ sau trở đi tôi sẽ áp dụng theo mô hình này”.

Ông Lê Văn Phước, ở ấp Bình Phú, xã Bình Thành, (Giồng Trôm - Bến Tre) cho biết: “Tôi dùng phân bón lót Đầu Trâu Mặn - Phèn của Bình Điền để bón lót cho lúa, cứ rải phân theo đúng công thức, khỏi phải lo nghĩ gì, cây lúa không xanh mướt như khi rải quá nhiều phân đạm nhưng lá cứng khỏe, sâu hại không tấn công được.”

Ông Võ Quốc Trung, Trưởng phòng kỹ thuật- Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết, Mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với BĐKH” đã được tổ chức trong các năm qua, trong đó có vụ Đông Xuân 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã mang lại hiệu quả tích cực, đã góp phần tuyên truyền nông dân canh tác lúa áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, trong đó có việc thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT: giảm giống lúa gieo sạ ở mức 80 kg/ha và các kỹ thuật tiên tiến “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, góp phần cho sự thành công thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất lúa đặc sản” và Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) của tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới.

Còn tại Hậu Giang, theo tính toán của Khuyến nông tỉnh này thì giá thành sản xuất trong mô hình Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu là 1.992 đồng/kg giảm 489 đồng/kg so với sản xuất đối chứng là 2.481 đồng/kg. Trong đó, việc giảm giống, bón phân cân đối hợp lý, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động và tăng năng suất đã góp phần quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm. Do sạ thưa và sử dụng phân bón chuyên dùng giảm chi phí sản xuất nên mô hình cho lợi nhuận cao hơn so với ruộng đối chứng 4.727.000 đồng/ha. Mô hình thực hiện thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao đã góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, từng bước nâng cao mức sống của người nông dân.

Trong khi đó, tại Bạc Liêu, lợi nhuận trong mô hình đạt 23.421.200 đồng/ha cao so với sản xuất đối chứng là 18.760.000 đồng/ha. Chênh lệch lợi nhuận là 4.661.200 đồng/ha.

Cần nhân rộng cho toàn vùng

GS.TS Mai Văn Quyền cho biết, nếu thực hiện theo kỹ thuật của chương trình: mỗi vụ, toàn vùng sẽ tiết kiệm được trên 100 ngàn tấn lúa giống, 115.500 tấn Urê và thuốc bảo vệ thực vật… Những con số quy ra tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong khi mỗi hạ vẫn cho lợi nhuận cao hơn 4,5 triệu đồng. “Thực tế, ở tỉnh Hậu Giang, bà con chỉ sạ 50 kg lúa giống/ha, bón 50% lượng phân được chương trinh khuyện cáo mà vẫn đạt năng suất 7,1 tấn/ha, trong khi bên ngoài mô hình nông đân sạ gần 200 kg lúa giồng/ha, bón phân cao hơn 2 lần, xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều hơn mà chỉ thu về được 6,9 tấn/ha”.

Qua 4 vụ sản xuất, kỹ thuật canh tác lúa thông minh của Bình Điền có thể nói là đã đủ sức thuyết phục nông dân toàn vùng ĐBSCL. Mỗi vụ làm mô hình ở một xã, một huyện khác nhau, rải đều khắp các vùng trọng điểm trồng lúa. Người được tham gia mô hình thì tin tưởng, cứ vậy mà làm theo trong các vụ sau, người chưa được tham gia cũng học hỏi để làm theo kỹ thuật từ mô hình. Thực tế ở huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, vụ Hè - Thu 2017 này đã có hơn 200 ha lúa của nông thực hiện theo kỹ thuật của chương trình.

TS. Hồ Văn Chiến, nguyên giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam – Bộ NN&PTNT nhận định, giảm giống sạ, tức giảm mật độ cây lúa, giảm phân bón, giảm công chăm sóc... “Cây lúa cứng, không bị đổ ngã thì giảm được công cắt. Cây lúa cứng khỏe thì giảm sâu bệnh phá hoại, tức là giảm phun thuốc BVTV, giảm công xịt thuốc, giảm tác hại sức khỏe lại góp phần bảo vệ mội trường sinh thái…” TS. Chiến giải thích.
“Sau các mô hình sản xuất trình diễn của vụ Hè -Thu 2017 này, chúng tôi sẽ thông qua hệ thống khuyến nông để chuyển tới nông dân toàn vùng cẩm nang canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, gồm những kiến thức kỹ thuật phổ thông, đã được đúc rút từ thực tiễn qua các vụ sản xuất lúa trong năm, giúp nông dân dễ dàng áp dụng để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất, thu lời từ trên 50%, có thể làm giàu từ trồng lúa”, GS.TS Mai Văn Quyền cho biết thêm.

 

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.76858 sec| 888.023 kb