Thứ 6, 19/04/2024, 14:45 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hà Nội: Không để đô thị nhếch nhác bởi hàng rong

Hà Nội: Không để đô thị nhếch nhác bởi hàng rong
(Tieudung.vn) - Trong thời gian tới các địa điểm bán trái cây phải được đưa vào trong nhà, không bày bán ra vỉa hè, bán rong trên đường… việc làm này có tác dụng ngăn chặn hiện tượng kinh doanh hoa quả không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh ATTP. Bà Trần Thị Phương Lan Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã có những chia sẻ khi nói về đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà Nội".

Mô tả ảnh
Bà Trần Thị Phương Lan Phó GĐ Sở Công Thương Hà Nội.

Ngăn chặn nguồn hoa quả mất ATVSTP

Bà Trần Thị Phương Lan cho biết, kết quả khảo sát của Sở Công Thương Hà Nội đến hết tháng 4/2017, có 175 tổ chức và 300 cá nhân hoạt động kinh doanh trái cây tại 475 cửa hàng trên các tuyến phố và khu dân cư trên địa bàn 12 quận của Hà Nội. Cụ thể: hình thức kinh doanh bán buôn 10 cửa hàng, chiếm 2,1%; bán lẻ 464 cửa hàng, quầy hàng chiếm 97,9%. Mặt bằng kinh doanh chủ yếu là thuê và của gia đình. Mức độ đầu tư trang thiết bị phục vụ kinh doanh đối với các cửa hàng bao gồm: 30% các cửa hàng có tủ bảo quản trái cây, 50% cửa hàng có giá, kệ bày trái cây; còn lại cơ bản các cửa hàng dùng sạp bày bán trái cây. Các cửa hàng hầu hết không có biển hiệu. Người bán trái cây cơ bản chưa có đầy đủ kiến thức thực hành đảm bảo ATTP trong kinh doanh cũng như bảo quản trái cây….

Ngoài ra, còn tồn tại một số hình thức bán trái cây như bày bán trên vỉa hè, dưới lòng đường, trên xe máy, xe đạp hoặc tại các khu đất công dưới dạng các gian hàng lợp tạm, dựng ô tạm… Hoạt động này đang là kênh phân phối đáp ứng được nhu cầu “tiện lợi” cho người ; tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động ở các tỉnh về Hà Nội. Tuy nhiên, vi phạm các quy định về kinh doanh, quản lý đô thị, an toàn . Do không có tủ để bảo quản nên các loại trái cây thường được sử dụng các hóa chất cấm để tạo độ tươi lâu, ít bị thối... ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe .

Trước thực trạng trên, mục tiêu đặt ra của Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà Nội" là gì, thưa bà?

- Hiện nhu cầu sử dụng trái cây của người dân Hà Nội lên đến 52.000 tấn/tháng, trong khi đó, lượng trái cây sản xuất trên địa bàn chỉ đáp ứng được 18% nhu cầu, tương đương 9.360 tấn. Lượng trái cây nhập khẩu đáp ứng 15% nhu cầu, tương đương 7.800 tấn. Lượng trái cây nhập từ các tỉnh, thành về Hà Nội chiếm tỉ lệ lớn 67% nhu cầu, tương đương 34.840 tấn.

Điều đáng nói ở đây là tình trạng sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất cấm, chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, bảo quản khiến nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng ngày càng phổ biến. Mặt khác, thói quen dễ dãi, tùy tiện trong mua sắm của người tiêu dùng khiến tình trạng kinh doanh trái cây lấn chiếm lòng đường, vỉa hè... không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, và an toàn giao thông mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và kiểm soát chất lượng ATVSTP đối với trái cây.

Chính vì thế việc đưa ra các giải pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm nói chung và hoạt động kinh doanh trái cây nói riêng trở nên hết sức cấp bách vì những hệ luỵ của nó liên quan tới , giống nòi, niềm tin tiêu dùng và sự ổn định kinh tế, . Đồng thời đây cũng là giải pháp giúp tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn TP Hà Nội nhằm đảm bảo văn minh, trật tự đô thị, ATTP, tạo niềm tin cho người tiêu dùng Thủ đô.

Mô tả ảnh
Các địa điểm bán trái cây phải được đưa vào trong nhà, không bày bán ra vỉa hè, bán rong trên đường…

Vậy lộ trình trong thời gian tới sẽ được triển khai như thế nào?

- Đề án đặt mục tiêu trong năm 2017, 100% cửa hàng bán trái cây trên địa bàn các quận nội thành có đăng ký kinh doanh theo quy định. Có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây, bảo đảm lưu giữ được trái cây tươi, chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. 100% người kinh doanh trái cây có kiến thức, được đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP và có đủ các điều kiện cần thiết khác theo quy định.

Trong năm 2018, tăng  cường kiểm tra, kiểm soát đảm bảo hầu hết các trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, các điều kiện về ATTP... Xóa hoàn toàn các điểm kinh doanh trái cây không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và trật tự đô thị (nhất là ở lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng). Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong kinh doanh cũng như vi phạm về ATTP, nhất là sử dụng các chất độc hại, chất cấm... để sản xuất, bảo quản trái cây. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, nhận thức pháp luật trong kinh doanh trái cây của các thương nhân cũng như đội ngũ công chức thực thi nhiệm vụ.

Không đáp ứng tiêu chí sẽ phải dừng kinh doanh

Những người muốn kinh doanh trái cây phải đáp ứng những tiêu chí như thế nào ?

- Chủ cơ sở, người kinh doanh trái cây phải đảm bảo sức khoẻ, có kiến thức về ATTP đối với mặt hàng này. Cụ thể phải nắm được các nguy cơ mất ATVSTP; Những hành vi bị cấm, các tác nhân gây mất ATVSTP trong kinh doanh trái cây, đảm bảo các điều kiện vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với trái cây… Người trực tiếp kinh doanh trái cây cần nhận diện được trái cây nào không còn giá trị để bán (dập nát, thối, mùi vị lạ, mốc vỏ,…); phân biệt được tên/chủng loại trái cây mua; nắm được điều kiện bảo quản tối ưu đối với từng loại trái cây để bố trí sắp xếp khu vực tủ bày bán, quầy kệ…

Ngoài ra, những người kinh doanh trái cây phải đáp ứng các điều kiện về nơi kinh doanh như cửa hàng phải bố trí tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố, khu tập trung xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện. Không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng đến ATVSTP từ các khu ô nhiễm, bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác. Nơi bày bán không được gần các nguồn lây nhiễm chéo, cụ thể  bày bán các loại hóa chất, thực phẩm là sản phẩm thủy sản, gia cầm… tươi sống. Tách biệt khu vệ sinh với khu vực bảo quản, khu vực kinh doanh trái cây; cửa nhà vệ sinh không mở thông vào khu vực bảo quản, kinh doanh trái cây… Có thiết bị, dụng cụ vận chuyển, bảo quản trái cây đáp ứng các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất; Dụng cụ gom rác thải, chất thải có nắp đậy vào lưu trữ ở khu vực riêng biệt

Vấn đề đảm bảo ATVSTP luôn được mọi người quan tâm, vậy  Sở Công Thương Hà Nội có xây dựng tiêu chí mà trái cây phải đáp ứng mới được bày bán?

- Nhằm đảm bảo ATVSTP cho người tiêu dùng, Sở Công Thương cũng đưa ra một số tiêu chí cơ bản về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của từng loại trái cây.  Cụ thể trái cây phải nguyên vẹn, không dập nát hoặc bị hư hỏng; bề mặt không thâm, thối, không ủng, không mốc...đảm bảo mùi vị đặc trưng, không có mùi vị lạ. Đồng thời phải đảm bảo các chỉ tiêu về tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, độc tố... theo quy định của pháp luật hiện hành. Trái cây kinh doanh trong cửa hàng phải đảm bảo rõ ràng và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ. Đối với trái cây đã sơ chế, đóng gói phải đảm bảo rõ thông tin về cơ sở sơ chế, đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về ATVSTP.

Đối với mỗi lô hàng trái cây mua vào, cửa hàng kinh doanh phải lập dữ liệu thông tin về tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp; thời gian, địa điểm giao nhận; lô hàng (tên/chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện); hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh việc mua trái cây. Nếu cơ sở mua trái cây từ các đơn vị được chứng nhận VietGap, Globalgap phải có Giấy chứng nhận còn hiệu lực. Riêng đối với trái cây nhập khẩu, phải có thông tin về cơ sở xuất khẩu, xuất xứ Giấy chứng nhận kiểm tra ATVSTP theo quy định.

Hóa đơn, chứng từ mua, bán trái cây của các cửa hàng phải lưu trữ tối thiểu 6 tháng hoặc theo quy định hiện hành của nhà nước để phục vụ việc trái cây…

Xin cảm ơn bà!

Tags:
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Phú Xuyên: thông tin từ chủ đầu tư dự án (Bài 2)
(Tieudung.vn) Làm việc với PV Báo Kinh tế Đô thị, ông Nguyễn Hữu Chi, Phó Trưởng ban QLDA...
 
Nguyên trưởng Công an thành phố Phú Quốc Lê Văn Mót bị bắt
(Tieudung.vn) Ngày 13/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, cơ quan này...
 
Cảnh giác với chiêu trò chiếm đoạt tiền qua khóa tu mùa hè “ảo”
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội cho biết, trên địa bàn đã xuất hiện việc lừa đảo, chiếm đoạt...

Muôn màu

Hội Đồng hương Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thành lập
(Tieudung.vn) Hội Đồng hương Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp Ban chấp hành...
 
Epson Việt Nam phối hợp triển khai chương trình “Sắc màu yêu thương”
(Tieudung.vn) Công ty TNHH Epson Việt Nam vừa phối hợp cùng dự án “Phòng tin học cho em”, Tỉnh...
 
Lời chúc ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hay, ý nghĩa nhất năm 2024
(Tieudung.vn) Ngày 20/3 hàng năm được thế giới công nhận là ngày Quốc tế Hạnh phúc.Vào ngày này, ngoài...

Du lịch - Ẩm thực

Người trẻ chia sẻ cách giữ cơ thể tươi mát ngày nắng nóng
(Tieudung.vn) Trước áp lực công việc và thời tiết ngột ngạt vì nắng nóng, dạo một vòng mạng xã...
 
Resort Wyndham Grand KN Paradise Cam Ranh: Nơi tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 trọn vẹn
(Tieudung.vn) Tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4 1/5 trọn vẹn tại Wyndham Grand KN Paradise (Bãi Dài, Cam...
 
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại triển lãm quốc tế Food & Hotel Vietnam 2024 tại SECC
(Tieudung.vn) Từ ngày 19 đến ngày 21/3/2024 – Informa Markets Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc tế lần...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
3.05226 sec| 908.094 kb