Người dân được dùng số định danh cá nhân làm thủ tục nhà ở, kinh doanh BĐS. (Ảnh: VTV)
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 30 quy định như sau trường hợp công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Các giấy tờ liên quan đến nhân thân bao gồm bản sao Giấy CMND, thẻ CCCD, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác. Bên cạnh đó, tại Điều Nghị định 30/2021/NĐ-CP cũng nêu rõ một số quy định chuyển tiếp kể từ ngày Nghị định 30/2021/NĐ-CPcó hiệu lực là trường hợp đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 26/3/2021) mà chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở chưa thu hết kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản riêng theo quy định tại Nghị định này để chuyển số tiền đã thu và thông báo cho người mua, thuê mua nộp tiền bảo trì vào tài khoản này; chủ đầu tư có trách nhiệm nộp kinh phí bảo trì phải đóng vào tài khoản này và bàn giao toàn bộ kinh phí này cho Ban quản trị nhà chung cư theo quy định;
Các giấy tờ liên quan đến nhân thân bao gồm bản sao Giấy CMND, thẻ CCCD, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác. (Ảnh: Nguồn Internet)
Trường hợp nộp hồ sơ đề nghị giải quyết phần diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có vị trí sinh lợi tại mặt đường, phố nhưng đến ngày 26/3/2021, cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành quyết định xác định giá đối với phần diện tích đất liền kề này thì áp dụng hệ số k để tính tiền sử dụng đất theo quy định Nghị định này; trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quyết định xác định giá trước ngày 26/3/2021 thì thực hiện theo quyết định đã ban hành.