Thứ 7, 14/09/2024, 11:12 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn đừng chỉ chăm chăm vào bất động sản!

Phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn đừng chỉ chăm chăm vào bất động sản!
(Tieudung.vn) - Đó là ý kiến phát biểu của TS Nguyễn Thị Hậu - Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử TP Hồ Chí Minh, tại toạ đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn” do báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh tổ chức, sáng nay 12/12.

Phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn đừng chỉ chăm chăm vào bất động sản!

Toạ đàm “Tiềm năng phát triển du thuyền và kinh tế ven sông Sài Gòn” với sự tham dự của lãnh đạo sở, ngành, địa phương và đại diện nhiều doanh nghiệp. Ảnh: BTC

Đồng bộ hạ tầng đường thủy để du lịch sông nước phát triển

Theo TS Nguyễn Thị Hậu, sông Sài Gòn là biểu tượng và là tài sản vô giá của TP Hồ Chí Minh nhưng lâu nay việc khai thác tiềm năng du lịch dọc con sông này còn rất hạn chế, đặc biệt là phát triển du lịch, kinh tế ven sông, du thuyền...

"Chúng ta không nên chỉ chăm chăm nhìn vào hai bên bờ sông để phát triển  mà cần nhìn rộng về các lợi ích dọc bờ sông. Khi đó, phát triển không gian dọc bờ sông sẽ tạo được một không gian phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ hiện đại mà không tách rời khỏi nét đẹp văn hóa, bản sắc sông Sài Gòn” - TS Nguyễn Thị Hậu nói và nhấn mạnh, khi các lợi ích về tinh thần, vật chất và cả trách nhiệm với cộng đồng của doanh nghiệp đều được cân đối thì TP Hồ Chí Minh có thể phát triển bền vững.

“Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh tâm huyết, sẵn sàng phát triển du lịch đường sông, gắn chặt với lợi ích cộng đồng, TP nên ủng hộ và tạo điều kiện cho họ. Trường hợp chúng ta phát triển du lịch đường sông và cả giao thông đường thủy sẽ hình thành hệ thống các dịch vụ ven bờ sông, bến bãi, nhà chờ... tất cả sẽ được phát triển gắn chặt với đường sông Sài Gòn nói riêng và TP Hồ Chí Minh nói chung” - TS Nguyễn Thị Hậu nói thêm.

Phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn đừng chỉ chăm chăm vào bất động sản!

TS Nguyễn Thị Hậu nhấn mạnh, phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn đừng chỉ chăm chăm vào bất động sản, thay vào đó phải chú trọng lợi ích cộng đồng. Ảnh: BTC

Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý, việc phát triển du thuyền, kinh tế ven sông của TP phải quan tâm đến sự thuận lợi cho cư dân TP. Bà lấy dẫn chứng vùng Bangkok của Thái Lan, việc phát triển giao thông thủy trước hết phục vụ cho người dân, sau đó mới nâng lên phục vụ du lịch. Tương tự là du lịch trên sông Saine - thủ đô Paris (Pháp) và thành phố có thể học được, áp dụng cho khu Chợ Lớn trước.

Đồng thời, TS Nguyễn Thị Hậu cũng kiến nghị, thời gian tới, TP Hồ Chí Minh cần xây dựng các điểm đến, các tour du lịch di sản gắn liền với dòng sông vô giá này. Mặt khác, trong quá trình phát triển, ngoài việc phục vụ du khách, cần xây dựng các điểm mang tính đặc sản hai bên dòng sông để phát huy vai trò của mỗi người dân sinh sống dọc hai bên sông, từ đó mỗi người dân sẽ là một “sứ giả” làm du lịch.

Phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn đừng chỉ chăm chăm vào bất động sản!

Một khúc sông Sài Gòn về đêm. Ảnh: Hà Nam

Vận dụng Nghị quyết 98 gỡ vướng hạ tầng du lịch

Trong khuôn khổ toạ đàm, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, tiềm năng phát triển du lịch thủy của TP còn rất lớn, tuy nhiên để đảm bảo phục vụ tốt du khách, TP cần đầu tư cơ sở hạ tầng như bến tàu, cảng đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra, có cơ chế chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tham gia hóa đầu tư các bến tàu du lịch, xây dựng các khu vực nhà chờ, nhà vệ sinh… phục vụ khách du lịch.

Song song đó là đa dạng các tuyến sản phẩm du lịch tầm ngắn, tầm trung, tầm xa qua việc thêm các loại hình dịch vụ trải nghiệm tại các điểm đến, trên phương tiện thủy. Cụ thể như hoạt động chèo Sup, thưởng thức các hoạt động nghệ thuật (đờn ca tài tử), nhạc nước và kết hợp nhiều phương tiện cho du khách trải nghiệm như đi tàu, đi xe buýt 2 tầng, xe đạp…

Phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn đừng chỉ chăm chăm vào bất động sản!

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, sẽ phối hợp kêu gọi đầu tư các tuyến - điểm để trở thành chuỗi sản phẩm du lịch trong thời gian tới. Ảnh: BTC

Theo kế hoạch, Sở Du lịch TP sẽ đưa thêm ba tuyến du lịch mới vào là tuyến ngắn dưới 10km, Bạch Đằng đi Thanh Đa kết hợp ẩm thực về đêm. Tuyến tầm trung khai thác tuyến đi Cần Giờ, Vàm Sát, Đầm Dơi, khu Thiềng Liềng; Bạch Đằng đi Củ Chi gắn với Bến Đình, địa đạo Củ Chi. Tuyến tầm xa kết nối về Long An, Tiền Giang, Bến Tre, nước Campuchia... có năm doanh nghiệp đang khai thác. Đây được đánh giá 1 trong 10 tuyến giao thông đường thủy đặc sắc của thế giới.

“Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tận dụng Nghị quyết 98 để tháo gỡ vướng mắc về hạ tầng du lịch và hạ tầng du lịch nội địa và phải đào tạo nguồn nhân lực tốt cho ngành du lịch. Từ đó, TP sẽ đề ra những giải pháp về mặt chính sách và cơ chế để nguồn nhân lực phục vụ cho các sản phẩm du lịch được quay trở lại và sẵn sàng phục vụ cho các doanh nghiệp có tiềm năng” – bà Bùi Thị Ngọc Hiếu nói.

Phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn đừng chỉ chăm chăm vào bất động sản!

Kinh doanh nhà hàng trên tàu tại cảng Bến Nghé trên sông Sài Gòn. Ảnh: Hà Nam

Về hạ tầng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Hòa An cho biết, hiện quỹ đất và hành lang ven và trên kênh rạch phục vụ khai thác du lịch còn hạn chế, trong khi, hạ tầng như bến đón trả khách, các bến neo đậu tàu thuyền… thiếu và chưa đồng bộ.

Tại tọa đàm, nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng TP cần có cơ chế để doanh nghiệp cùng chung tay xã hội hóa các bến tàu, trên cơ sở đó mới phát triển các tuyến du lịch thủy.

Theo thống kê của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, TP hiện có 123 phương tiện thủy đang hoạt động, gồm 43 tàu nhà hàng, tàu lưu trú, du thuyền và 80 ca nô, tàu gỗ nhỏ. Lượng khách du lịch bằng đường thủy đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng của du lịch TP.

‎Số lượng khách du lịch đường thủy đến TP năm 2023 và 2024 đạt khoảng 500 ngàn lượt khách/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo.

Dự kiến, doanh thu du lịch đường thủy năm 2023 và 2024 đạt 300 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo. Số lượng khách quốc tế đến thành phố bằng đường tàu biển trong năm 2023 và 2024 đạt khoảng 100 ngàn lượt khách và tăng khoảng 12% – 15% trong những năm tiếp theo. Doanh thu du lịch từ tàu biển năm 2023 và 2024 đạt 500  tỷđồng/năm và tăng khoảng 12% trong những năm tiếp theo.

Tags:
3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Cảnh báo tình trạng lợi dụng bão số 3 kêu gọi từ thiện để trục lợi
(Tieudung.vn) Thời gian gần đây, lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3, trên không gian mạng xuất hiện...
 
Mạo danh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lừa đảo tuyển dụng
(Tieudung.vn) Gần đây trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện một số trang facebook mạo danh Tập đoàn...
 
Công ty CP cao su Đồng Phú thiếu trách nhiệm để nhiều ha đất bị khai thác trái phép?
(Tieudung.vn) Sau khi ghi nhận nhiều ha đất thuộc quản lý của Công ty CP sao su Đồng Phú...

Muôn màu

Tử vi ngày 14/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Bọ Cạp cần suy nghĩ tích cực hơn
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 14/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Bọ Cạp cần suy...
 
Tử vi ngày 13/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Ma Kết gặp nhiều may mắn
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 13/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Ma Kết gần đây...
 
Những việc nên làm nếu gặp phải lũ lụt trong đô thị
(Tieudung.vn) Trước những nguy cơ ngập lụt cao, người dân cần nắm một số kiến thức cơ bản về...

Du lịch - Ẩm thực

“Vũ trụ Vin” phục vụ 6 triệu lượt khách trong 3 ngày đầu nghỉ lễ 2/9
(Tieudung.vn) Chỉ trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, các điểm đến du lịch nghỉ dưỡng,...
 
Việt Nam được tôn vinh là Điểm đến hàng đầu châu Á
(Tieudung.vn) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế...
 
TP Hồ Chí Minh đón khảng 980.000 khách du lịch trong dịp Lễ Quốc khánh
(Tieudung.vn) Ngày 3/9, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, tạm tính trong 4 ngày nghỉ Lễ...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.71007 sec| 890.477 kb