Thông tin ban đầu, Công ty TNHH dược phẩm Bổn Nguyệt (29C Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP Hồ Chí Minh) vừa bị xử phạt 51,5 triệu đồng vì bán buôn thuốc Dianfagic cho cơ sở kinh doanh thuốc không được phép mua thuốc đó theo quy định của pháp luật. Cụ thể, công ty bán buôn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện cho các bệnh viện, nhà thuốc, quầy thuốc ngoài địa bàn TP Hồ Chí Minh không đúng quy định.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, tại thời điểm kiển tra, Thanh tra Sở Y tế cũng ghi nhận người quản lý chuyên môn của công ty vắng mặt nhưng không thực hiện việc ủy quyền theo qui định của pháp luật; đồng thời công ty không thực hiện đúng quy định về điều kiện bảo quản thuốc trong quá trình bảo quản (bảo quản thuốc Trimoxtal ngoài khu vực kho bảo quản đã được thẩm định điều kiện bảo quản).
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, từ ngày 8-12/1/2018, Thanh tra đã tiến hành xử phạt Công ty TNHH Cuộc sống Quốc tế (80 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP Hồ Chí Minh) số tiền 35 triệu đồng vì quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Ngoài ra, 2 cá nhân cũng bị xử phạt vì cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề. Cụ thể là bà Lâm Hoàng Diệu (6/2 đường số 3 cư xá Lữ Gia, P.5, Q.11) và ông Đào Ngọc Lễ (581/72/1 Trường Chinh, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú). Theo đó, mỗi cá nhân bị xử phạt 35 triệu đồng.
Thầy thuốc bị phạt bao nhiêu tiền nếu bán thuốc không rõ nguồn gốc? Trường hợp bán thuốc quá hạn hay không rõ nguồn gốc xuất xứ người Thầy thuốc sẽ bị xử phạt nghiêm khắc và phạt tiền theo quy định của Bộ Y tế. Phạt từ 10 – 15 triệu đồng hành vi bán buôn thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết theo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc tây y, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế đã được Chính phủ ban hành, hành vi bán buôn thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng thì sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng đối với một trong các hành vi: Buôn bán thuốc đã có thông báo thu hồi hoặc không tiến hành thu hồi thuốc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buôn bán thuốc thuộc danh mục cấm nhập khẩu, thuốc thử lâm sàng, thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc mẫu dùng để đăng ký… Phạt từ 15 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề Phạt tiền từ trên 15 triệu đồng đến gấp đôi giá trị toàn bộ số thuốc thu được theo giá bán của cơ sở kinh doanh nhưng không quá 40 triệu đồng đối với hành vi buôn bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu, thuốc không được phép lưu hành trên thị trường. Ngoài phạt tiền, các hành vi vi phạm trên còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng. Phạt từ 5 – 10 triệu đồng khi nhà thuốc vi phạm về niêm yết giá thuốc Nghị định cũng quy định rõ mức phạt các vi phạm về niêm yết giá thuốc. Cụ thể, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Dược sĩ Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ giá các mặt hàng thuốc đang bày bán hoặc niêm yết không đúng quy định; bán thuốc cao hơn giá niêm yết. Phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi thay đổi bao bì hoặc nhãn thuốc Thay đổi bao bì hoặc nhãn thuốc mà không được Bộ Y tế đồng ý bằng văn bản; kinh doanh thuốc không còn nguyên vẹn bao bì hoặc nhãn thuốc như hồ sơ đã được phê duyệt thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Phạt nặng cơ sở bán thuốc gây nghiện không đúng đối tượng. Phạt từ 10 – 40 Triệu đối với hành vi vi bán thuốc gây nghiện Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với cơ sở bán lẻ hoặc phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với cơ sở bán buôn thực hiện hành vi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không đúng đối tượng sử dụng hoặc cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc theo quy định Phạt từ 30-40 triệu đồng cho hành vi quảng cáo sai phạm Thông tin quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm đó là thuốc sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng. Theo Nghị định, mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 40 triệu đồng. |