Trong đó, Công ty Cổ phần Him Lam cam kết đầu tư 1.000 tỷ đồng phát triển cây mắc ca tại tỉnh Lâm Đồng, tập trung phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến hạt mắc ca tại Lâm Đồng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng xây dựng các quy trình kỹ thuật, chăm sóc cây mắc ca, đồng thời lên kế hoạch tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức thu mua, sản xuất, tiêu thụ, cùng kết hợp với Hiệp hội mắc ca Việt Nam trong các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu mắc ca ở thị trường trong nước và quốc tế.
Mắc ca Lâm Đồng bất ngờ với gói đầu tư 11.000 tỷ. |
Về phía LienVietPostBank, ngân hàng này sẽ cung cấp gói tín dụng ưu đãi trị giá 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân trồng mắc ca, các tổ chức – doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm mắc ca tại địa phương, đồng thời phối hợp với các tổ chức bảo hiểm xây dựng phương án bảo hiểm nông nghiệp đối với cây mắc ca.
Bên cạnh đó, LienVietPostBank cũng đã ký Biên bản thỏa thuận tài trợ 10 tỷ đồng an sinh xã hội tỉnh Lâm Đồng để xây dựng hạ tầng theo chuẩn nông thôn mới cho xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và phát triển mắc ca tại xã để trở thành một mô hình xã điểm về trồng mắc ca, du lịch xanh mắc ca.
Theo các đánh giá, Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện thiên nhiên ưu đãi để trồng mắc ca và cũng sớm ban hành quy hoạch chính thức về phát triển cây mắc ca.
Trong một diễn biến khác, ngày 28 và 29/5/2016, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tiến hành khảo sát thực trạng trồng mắc ca tại tỉnh Điện Biên và Sơn La. Ngay tại buổi khảo sát, nhận thấy tiềm năng phát triển mắc ca tại một số nơi thuộc tỉnh Điện Biên và Sơn La, ông Dương Công Minh – Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam – cam kết hỗ trợ phát triển mắc ca tại 2 tỉnh Tây Bắc này. |