Thứ 2, 05/05/2025, 00:04 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Kiểm soát nguồn cung nguyên liệu để ứng phó với phòng vệ thương mại

Kiểm soát nguồn cung nguyên liệu để ứng phó với phòng vệ thương mại
(Tieudung.vn) - Việt Nam lọt top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, song đi kèm là những rủi ro liên quan đến xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp. Do đó, kiểm soát nguồn cung nguyên liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải cân nhắc thận trọng.

Gia tăng số vụ điều tra phòng vệ thương mại

Thời gian gần đây, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam liên tục bị điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, quốc gia khởi kiện nhiều nhất là Mỹ. Số liệu của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, đến nay đã có khoảng 40 vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam, đáng lo ngại là số vụ bị điều tra ngày càng nhiều.

Kiểm soát nguồn cung nguyên liệu để ứng phó với phòng vệ thương mại

Việt Nam là nước sản xuất nhiều lốp xe xuất khẩu. Ảnh minh họa

Kể cả thị trường không mua nhiều hàng hóa Việt Nam như Nam Phi cũng khởi kiện sản phẩm lốp xe của Việt Nam lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Cụ thể, Nam Phi đã cáo buộc Việt Nam lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà nước này đang áp dụng với Trung Quốc, với biên độ lên tới 84%. Trước đó, tháng 5/2023, Ủy ban Quản lý quốc tế Nam Phi (ITAC) quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với lốp , xe buýt và xe tải có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc ở mức 7,18 - 43,6%.

Đáng chú ý, ngành thép dẫn đầu trong số các ngành hàng xuất khẩu bị kiện phòng vệ thương mại, với gần 80 vụ việc, trong đó có 9 vụ kiện chống lẩn tránh thuế. Cùng nằm trong nhóm hàng có nguy cơ cao bị kiện lẩn tránh thuế là gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, tủ bếp và tủ nhà tắm, ghế sofa có khung gỗ, đồ nội thất phòng ngủ, đá nhân tạo bằng thạch anh, thép carbon chống ăn mòn, ống thép hộp và ống thép tròn, cán thép dự ứng lực, dây và cáp nhôm, nhôm thanh định hình, pin năng lượng mặt trời, máy giặt dân dụng cỡ lớn, tủ lạnh có ngăn đông ở trên, lốp xe tải và xe khách.

Kiểm soát nguồn cung nguyên liệu để ứng phó với phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng các nguyên liệu được sản xuất trong nước để ứng phó với phòng vệ thương mại. Ảnh minh họa

Đối với các DN Việt Nam, việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ có những tác động tiêu cực như giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu. Trên thực tế, đã có những DN sau khi bị áp thuế cao đã không thể xuất khẩu được, hoặc kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút trầm trọng.

Để chủ động ứng phó với các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ, giới chuyên gia khuyến nghị, các DN cần nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm, tăng cường sử dụng các nguyên liệu được sản xuất trong nước.

Cần có nghị định mới về xuất xứ hàng hóa

Thương mại toàn cầu đang bị tác động bởi các chính sách bảo hộ, thông qua việc gia tăng các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, nhiều quốc gia cũng siết chặt xuất xứ hàng hóa. Trong bối cảnh này, Bộ Công Thương đang tiến hành soạn dự thảo nghị định mới để giúp DN ứng phó với xu hướng siết chặt quy tắc xuất xứ hàng hóa xuất khẩu từ các thị trường.

Các DN cân nhắc nguồn cung nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, bảo đảm yêu cầu của nhà nhập khẩu, sản phẩm và xuất xứ hàng hóa. Cùng với đó, ngăn chặn việc chuyển tải hàng hóa để né thuế.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải

Theo đó, Nghị định 31/2018/NĐ-CP sau 7 năm thực thi đã góp phần hỗ trợ DN tận dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), hệ thống pháp luật về xuất xứ hàng hóa đã được cụ thể hóa qua 45 văn bản hướng dẫn. Giá trị xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi tăng từ 48,9 tỷ USD (năm 2018) lên mức kỷ lục 99,3 tỷ USD (năm 2024). Tuy nhiên đến nay, cần sửa đổi nghị định này nhằm cập nhật quy tắc xuất xứ và cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các FTA thế hệ mới.

Cụ thể, cần bổ sung quy trình, thủ tục liên quan đến cấp mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các FTA; hình thức cấp C/O được nâng cấp lên cấp độ toàn trình, tạo thuận lợi cho DN; cơ chế về phân cấp, ủy quyền chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Luật Tổ chức Chính phủ 2025; cụ thể hóa các hành vi gian lận về xuất xứ hàng hóa để có các biện pháp răn đe phù hợp; lưu trữ hồ sơ điện tử...

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, việc xây dựng nghị định mới nhằm hiện thực hóa mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý về xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh thương mại quốc tế nhiều biến động.

DN cần đẩy nhanh việc đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường, dẫn đến nguy cơ có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện hay áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp xuất khẩu từ Việt Nam gia tăng đột biến.

Cùng với đó, hệ thống cảnh báo sớm thu thập và phân tích thông tin về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và thị phần của Việt Nam tại thị trường nhập khẩu luôn trong trạng thái được kích hoạt. Từ đó, đánh giá nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được cập nhật liên tục để thông tin tới các DN xuất khẩu.

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn: Bệ phóng cho những giấc mơ kinh doanh
(Tieudung.vn) Sáng 27/11, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Vòng Chung kết Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp...
 
Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...

Thương hiệu

Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao: Sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới
(Tieudung.vn) Lễ Công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) không chỉ là một sự kiện thường niên,...
 
Masan MEATLife đặt mục tiêu 2025 tăng trưởng hai chữ số
(Tieudung.vn) Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với Masan MEATLife (MML) khi doanh nghiệp đạt...
 
Doanh nghiệp bán lẻ nào đang sở hữu điểm bán quy mô hàng đầu Việt Nam?
(Tieudung.vn) Doanh nghiệp bán lẻ sở hữu điểm bán hàng đầu Việt Nam WinCommerce dự kiến đạt tăng...

Tin Doanh nghiệp

Kiểm soát nguồn cung nguyên liệu để ứng phó với phòng vệ thương mại
(Tieudung.vn) Việt Nam lọt top 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, song đi...
 
Phát Đạt (PDR) bị phạt gần 500 triệu đồng vì vi phạm công bố thông tin và trái phiếu
(Tieudung.vn) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính...
 
TikTok bị EU phạt 600 triệu USD vì gửi dữ liệu người dùng về Trung Quốc
(Tieudung.vn) Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland (DPC), cơ quan quản lý hàng đầu của TikTok tại EU,...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.33731 sec| 860.641 kb