Sẽ có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp từ nay đến cuốinăm. Ảnh: agri.hunghau.vn
Theo đó, để hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các chỉ tiêu cụ thể về việc hỗ trợ doanh nghiệp đến hết năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 theo dự thảo gồm luỹ kế khoảng 1 triệu lượt DN, khách hàng được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó đại dịch Covid-19.
Khoảng 160.000 DN được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất. Sẽ có Khoảng 50.000 DN quay trở lại hoạt động.
Hàng trăm nghìn DN được tiếp cận các chính sách hỗ trợ về giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động...
Theo Bộ KH-ĐT, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh.Ảnh: Vietnambiz
Tại nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho DN, cơ sở sản xuất kinh doanh, dự thảo đã đề xuất nhiều giải pháp như tiếp tục có các chính sách, giải pháp miễn, giảm, giãn, hoãn các khoản thuế phải nộp, phí phải đóng như đoàn phí, kinh phí công đoàn; bảo hiểm xã hội; Giá điện;
Ngoài ra, nhóm giải pháp này còn cũng đề xuất tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; miễn, giảm, giãn, hoãn các khoản tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; phí cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển.
Theo Bộ KH-ĐT, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực ban hành và chỉ đạo các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cơ quan này thấy rằng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh.