Cơ duyên với nghề giao hàng
Vốn là con trai cả trong gia đình thuần nông ở huyện Quốc Oai, Hà Nội, từ khi học chuyên ngành Công nghệ thông tin, Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, Lương đã phải bươn chải làm thêm nhiều nghề để có tiền trang trải học hành, trong đó có công việc shipper (giao nhận hàng) bằng xe đạp. Hàng ngày anh giao hàng cho vài chủ hàng. Khi mối giao hàng tăng, Lương rủ bạn bè thành lập đội đạp xe chuyên giao hàng. Sau khi tốt nghiệp, anh tiếp tục làm công việc này tại một cửa hàng kinh doanh sữa.
|
Đinh Văn Lương (hàng ngồi, giữa) còn có sở thích đi phượt bằng xe máy. Ảnh: Phương Nga |
Gắn bó với công việc này hơn một năm, Lương nghỉ việc để tìm hướng mới. Anh thử sức với nhiều công việc khác nhau, từ nhân viên công ty cung cấp dịch vụ sinh trắc vân tay, kinh doanh online, làm bánh sinh nhật… "Tuy nhiên vì thiếu đam mê nên chỉ sau một thời gian ngắn tôi đều từ bỏ" - Lương thú nhận. Tuy nhiên, cũng chính trong khoảng thời gian này, chàng trai trẻ đã nhận thấy thị trường đang có nhu cầu giao hàng cao, từ đó anh nảy ra ý tưởng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng.
Tháng 3/2016, đội “Bồ câu ship” của Công ty Comeback ra đời, sau đó Lương đổi tên nhóm thành đội “giao vận tận tâm”. Sau gần nửa năm hoạt động, nhóm nhận thấy họ làm việc cật lực nhưng doanh thu quá thấp. Khách hàng thường xuyên phàn nàn về tình trạng chậm trễ bởi nhân viên phải gom nhiều đơn rồi đi giao. M
Tháng 12/2017, tại Chung kết cuộc thi Hành trình khởi nghiệp (Startup Journey 2017) do Trung tâm Ươm tạo công nghệ và DN khoa học công nghệ phối hợp với Đại học Giao thông Vận tải tổ chức, startup giao hàng thông minh - Busship của Đinh Văn Lương và các cộng sự đã giành giải Nhất. |
ột người phụ trách nhiều quận, huyện nên quá tải. Người giao hàng đối mặt nhiều nguy cơ như thất lạc đơn hàng, nhầm lẫn khi ghi chép, mất quá nhiều thời gian để đối soát đơn hàng. Lương và các thành viên trong nhóm đặt ra mục tiêu phải rút ngắn quãng đường di chuyển của shipper, giảm giá tối đa cho khách hàng, ứng dụng khoa học công nghệ cải tiến mô hình giao hàng truyền thống.
Thành công nhờ ý tưởng độc đáo
Lương tâm sự: "Trước sự cạnh tranh của nhiều đối thủ trên thị trường, công ty muốn thành công và tồn tại, cần phải tìm ra được một chiến thuật kinh doanh riêng. Vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu phương thức hoạt động của các đơn vị giao hàng khác và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của khách hàng". Theo tìm hiểu, Lương nhận thấy một số DN thường áp dụng hình thức phân phối như gom hàng về kho lớn rồi chia hàng theo tuyến. Kiểu vận hành như thế giúp DN giảm chi phí, nhưng khiến thời gian giao hàng chậm ít nhất một ngày. Trong khi hầu hết khách hàng đều có những mối lo việc vận chuyển không kịp thời, dẫn tới khách hàng hủy đơn; phí ship cao với những đơn cần giao gấp; thủ tục thay đổi thông tin đơn hàng phức tạp…
Từ thực tế đó, Lương trăn trở để cải tiến dịch vụ của mình. Từ thói quen đi xe buýt, Lương đã nảy ra ý tưởng xây dựng mô hình Busship. Anh ví hàng hóa như hành khách, di chuyển gần điểm nhận nào thì xuống trạm gần đó. Mỗi khi kho lưu động di chuyển tới một phố, hay một quận nào đó, các shipper phụ trách khu vực sẽ nhận hàng từ kho lưu động. Kho cũng sẽ nhận luôn những mặt hàng mà khách hàng ở khu vực gần đó gửi. Do đó, hàng được giao chỉ trong vòng từ 2 – 6 tiếng từ khi khách gửi yêu cầu.
Để quản lý toàn bộ quy trình giao nhận hàng, công ty sẽ cần xây dựng phần mềm, website và thuê nhân sự, việc này đòi hỏi chi phí rất lớn. Lương tiết kiệm bằng cách nhờ người quen viết hộ phần mềm mobile, thiết kế website rồi tự cải tiến. Kết quả là ứng dụng giao nhận hàng điện tử Busship ra chính thức ra mắt vào tháng 8/2017. Lương giao cho các shipper phụ trách 12 quận trung tâm. Toàn bộ quy trình vận hành đều thực hiện qua phần mềm và theo sự điều phối ở trung tâm. Nhờ ứng dụng công nghệ, Busship mỗi ngày giao nhận 200 - 300 đơn hàng chỉ với tất cả 14 người. “Hiện nay công ty đã mở thêm chi nhánh thứ 2 tại TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu lâu dài của chúng tôi là sẽ phủ sóng giao hàng trên toàn quốc” – Lương chia sẻ.