Thứ 5, 21/11/2024, 17:41 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tiếp cận công nghệ để thay đổi đời sống

Tiếp cận công nghệ để thay đổi đời sống
(Tieudung.vn) - Mới đây, trong khuôn khổ Chương trình học bổng do Chính phủ Úc tài trợ về “sử dụng thiết bị di động để giải quyết bất lợi trong các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam”, Tổng Lãnh sự quán Úc tại TPHCM cùng với Đại học Victoria, Đại học Monash (Melburne, Úc) và Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) đã phối hợp tổ chức hội thảo "Tiếp cận công nghệ - Thay đổi đời sống".

Đây là Hội thảo được tổ chức nhằm những thông tin, kiến thức và thảo luận về những phương pháp kinh doanh nhờ áp dụng công nghệ thông tin, thiết bị hỗ trợ để người khuyết tật có thể phát triển công việc kinh doanh của bản thân, đặc biệt là đối với người khuyết tật là nữ giới.

Hội thảo đã thu hút đông đảo các đại biểu tham dự là người khuyết tật đang kinh doanh tham dự và chia sẻ khởi nghiệp, kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ để thành công trong kinh doanh.

Tại hội thảo, TS Greame Johenson, giảng viên Khoa Thương mại Đại học Monash đã chia sẻ về những khó khăn khi người phụ nữ khuyết tật gặp phải khi cố gắng tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, theo TS Greame, với sự hỗ trợ của các thiết bị di động thông minh, mạng ineternet, hiện có nhiều người khuyết tật đã và đang tiếp cận cộng đồng một cách dễ dàng hơn, tự tạo công ăn việc làm cho chính mình, thậm chí là mở công ty để tự kinh doanh và giúp đỡ nhiều người khuyết tật khác.

tiếp cận công nghệ thay đổi đời sống, người khuyết tật

Đặc biệt, câu chuyện vượt lên bản thân của chị Trần Hoàng Yến, chủ cơ sở may mặc Hoàng Tâm, một trong những gương sáng điển hình cho việc cố gắng vươn lên khởi nghiệp của người khuyết tật đã khiến cho nhiều người tham gia hội thảo nể phục.

Chị Yến cho biết, dù bị sốt bại liệt từ nhỏ và phải ngồi xe lăn nhưng chị luôn mong mỏi có thể tự khẳng định mình, đồng thời có thể giúp đỡ cho những người khuyết tật khác. Theo chị Yến kể lại, chị thi đậu đại học nhưng không thể đi học vì kinh tế gia đình khó khăn, chị đã học nghề may và nhận đồ may lẻ tại nhà để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Trải qua một quá trình khởi nghiệp đầy gian nan và bối rối trong định hướng phát triển, đến nay cơ sở may mặc Hoàng Tâm của chị Trần Hoàng Yến có hơn 20 người làm, chủ yếu là người khuyết tật và mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ phục vụ nội địa, hàng của cơ sở may mặc Hoàng Tâm đã xuất khẩu sang Na Uy, Nhật Bản.

Chia sẻ về mục tiêu và mong muốn của mình, chị Trần Hoàng Yến nói rằng mình muốn mang lại niềm tin vào cuộc sống, nuôi dưỡng sự sáng tạo cho người khuyết tật. Với chị, việc kinh doanh không chỉ mang lại lợi nhuận mà cốt lõi là mong muốn mang lại giá trị sống cho người khuyết tật.

Chị Yến cũng cho rằng người khuyết tật không nên tự ti về bản thân, đừng đặt giới hạn cho chính mình mà hãy vượt qua nó, đồng thời mong mỏi hãy tạo thêm nhiều cơ hội cho người khuyết tật để họ chứng minh thế mạnh, khả năng của mình.

tiếp cận công nghệ thay đổi đời sống
Chị Trần Hoàng Yến, chủ cơ sở may mặc Hoàng Tâm chia sẻ về quá trình vượt qua "giới hạn của người khuyết tật" và vươn lên, đưa sản phẩm xuất khẩu đi quốc tế.

Cũng tại Hội thảo, chị Lê Thị Tuyết Nga, Giám đốc điều hành VBA – giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh doanh cho rằng, sự phát triển của công nghệ thông tin đã khiến cho việc kinh doanh thay đổi rõ ràng hơn bao giờ hết. Mọi doanh nghiệp phải nghĩ đến việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản lý nhân sự, công việc kinh doanh cho đến công tác quảng bá, marketing sản phẩm đến người .

Còn theo anh Nguyễn Thanh Tùng, Điều phối viên Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD, ngoài việc tìm hiểu và sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng và phát triển kinh doanh, các sản phẩm được tạo nên bởi người khuyết tật cần phải thoát ra các mác "sản xuất bởi người khuyết tật" để có thể phát triển một cách bình đẳng, bền vững.

Anh Tùng cũng cho rằng, khi mà sản phẩm được mua chỉ vì nó "được lảm ra bời người khuyết tật", nó sẽ không thể có tính cạnh tranh. Người khuyết tật hãy nghĩ nhiều hơn về việc tạo nên các sản phẩm chất lượng, hơn là sử dụng sự thương cảm của xã hội để tiếp cận người tiêu dùng.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng cho rằng, ngoài sự nỗ lực tự thân của người khuyết tật, Nhà nước cần có các chính sách về công nghệ nhằm hỗ trợ phụ nữ khuyết tật kinh doanh, sử dụng thiết bị di động và mạng xã hội. Người khuyết tật làm kinh doanh cần được đào tạo về quản lý kinh doanh, chuyển giao công nghệ và maketing sản phẩm. Nhà nước cần khuyến khích các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho người khuyết tật.

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.09762 sec| 795.805 kb