Sai phạm chồng sai phạm
Được biết, ở từ năm 2010, nhưng đến cuối năm 2016 tòa nhà Sông Đà, Hà Đông mới thành lập được BQT. Và ngày 15/11/2016, UBND Quận Hà Đông đã có Quyết định số 10974/QĐ-UBND thành lập Ban quản trị (BQT) tòa nhà hỗn hợp Sông Đà, Hà Đông.
Ông Trịnh Xuân Thụy, Phó Giám đốc Công ty Sông Đà thay mặt CĐT họp với cư dân. |
Theo các quy định của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng (có hiệu lực thi hành từ ngày 02/04/2016): Việc bàn giao phí bảo trì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định (đoạn 2 Khoản 1 Điều 109 Luật Nhà ở năm 2014). Thời điểm thành lập Ban quản trị được xác định là thời điểm Hội nghị nhà chung cư lần đầu bầu ra Ban quản trị.
Tuy nhiên, kể từ sau khi có quyết định thành lập vào tháng 11/2016, BQT tòa nhà đã nhiều lần nhắc nhở CĐT phải phối hợp bàn giao hồ sơ pháp lý của tòa nhà, nhưng CĐT không bàn giao và cũng có động thái phối hợp với BQT.
Cư dân tòa nhà Sông Đà trao đổi, kiến nghị với CĐT và BQT. |
Tại Hội nghị chung cư thường niên của tòa nhà ngày 14/5/2017, các cư dân đã trao đổi thẳng thắn với đại diện CĐT là ông Trịnh Xuân Thụy, Phó Giám đốc Công ty Sông Đà, Công ty mẹ của Công ty SDU đang vận hành quản lý tòa nhà rằng: Khi nào thì CĐT bàn giao các hạng mục cho BQT tòa nhà. Ông Thụy đã khằng định Công ty Sông Đà sẽ “bàn giao hồ sơ tòa nhà theo đúng quy định của pháp luật trước ngày 21/5 và xác định kinh phí bảo trì tòa nhà đến hết tháng 5 và chuyển kinh phí bảo trì cho BQT trong tháng 8/2017” (trích biên bản). Nhưng cũng đã 1 tháng kể từ Hội nghị cư dân thường niên đến nay CĐT là Công ty Sông Đà cũng tiếp tục im lặng.
Như vậy, không thể nghiệm thu các hạng mục PCCC mà vẫn đưa tòa nhà vào sử dụng, CĐT đã vi phạm luật pháp quy định Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 (Điều 23,…); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2013 (Điều 23,…); Nghị định số 35/2003/NĐ-CP; Điều 7.1.c và Điều 13.4 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng Cháy Chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy).
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06: 2010/BXD mục 3.4.4) được ban thành theo Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28/7/2010, ghi rõ: Không cho phép bố trí bất kỳ phòng chức năng nào trong không gian của các buồng thang bộ. Thêm một vi phạm nữa là: Cố tình không bàn giao hồ sơ tòa nhà, phí bảo trì theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư tận thu
Những sai phạm nói trên của CĐT cũng xuất phát từ lợi ích mà Công ty Sông Đà đang tận thu từ dịch vụ tại tòa nhà này. Theo luật sư Nguyễn Trí Dũng: Nếu bàn giao hồ sơ tòa nhà, và thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan PCCC để nghiệm thu đưa hệ thống PCCC vào sử dụng đúng theo Luật PCCC thì CĐT phải chuyển toàn bộ các tủ điện ra khỏi hành lang cầu thang bộ. Nếu như vậy thì CĐT phải bỏ tiền chi phí chứ không phải cư dân và cũng không phải tiền của phí bảo trì tòa nhà.
Toàn bộ phía hông nhà và sau tòa nhà đơn vị quản lý vận hành tòa nhà là Công ty SDU đều cho siêu thị Media Mart sử dụng. |
Theo như ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và kinh doanh dịch vụ (SDU) khi họp với cơ quan PCCC cho rằng: Bây giờ di chuyển tủ điện ra khỏi hành lang cầu thang bộ để bàn giao hệ thống PCCC và phải mất thời gian khá dài. Tại cuộc họp của cư dân với BQT và CĐT thì cả cư dân và ông Sảng - Trưởng BQT tòa nhà đều nhất trí rằng, dù lâu mấy thì cư dân và BQT cũng chịu đựng được để CĐT khắc phục.
Mặt khác, khi bàn giao hồ sơ nhà chung cư, cũng đồng nghĩa là xác nhận rõ diện tích chung, riêng của cư dân với CĐT. Do đó, những diện tích chung thì CĐT phải cắt giảm dịch vụ đang cho thuê tại tầng 1 của siêu thị, giải tỏa toàn bộ hành lang cho thuê dịch vụ gửi xe tại lòng đường, vỉa hè trước cửa siêu thị điện máy Media Mart, phía sau và 2 bên hông của tòa nhà. Chấm dứt cho thuê cửa hàng ăn uống tại cửa sảnh của tòa nhà, đây là cửa hàng mới phát sinh khoảng 3 – 4 năm trở lại đây. Cùng với đó, CĐT sẽ phải cắt giảm lượng xe gửi từ bên ngoài vào trong hầm của cư dân. Ước tính của BQT tòa nhà, những dịch vụ này cũng mang lại cho CĐT mỗi tháng hàng tỷ đồng.
Bảng lãi suất tại Maritime Bank nói lên những lợi ích mà CĐT không muốn trả phỉ bảo trì cho BQT. |
Cùng với tận thu các diện tích làm dịch, phí bảo trì cũng đang là món lợi mà nhà CĐT không muốn bỏ ra. Theo ước tính của BQT, phí bảo trì của tòa nhà khoảng 15 tỷ đồng. Phóng viên trao đổi với chuyên viên ngân hàng, với số tiền kể trên tính theo lãi suất ngân hàng hiện thời tại Maritime Bank thì CĐT thu được khoản lãi khá cao, như sau (có bảng lãi suất kèm theo): Nếu tính theo lãi suất 1 tháng, 15 tỷ đồng cho lãi 65,625 triệu đồng/tháng. Tính theo lãi suất kỳ hạn 3 tháng, 15 tỷ đồng sẽ cho lãi trên 208,9 triệu đồng/3 tháng. Tính theo kỳ hạn gửi 6 tháng, với 15 tỷ đồng sẽ cho lãi hơn 510,8 triệu đồng/6 tháng. Tính theo kỳ hạn 12 tháng, với 15 tỷ đồng sẽ cho lãi trên 1,064 tỷ đồng/12 tháng. Ở kỳ hạn 15 tháng, với 15 tỷ đồng sẽ cho lãi trên 1,5 tỷ đồng/15 tháng. Theo chia sẻ của chuyên viên ngân hàng nếu khách gửi ở 2 kỳ hạn 6 và 15 tháng còn được cộng thêm 0,3% lãi ở cuối kỳ.
Chỉ cần nhìn vào những con số kể trên, khi bàn giao phí bảo trì thì mỗi năm CĐT phải bỏ ra trên 1 tỷ đồng từ lãi phí bảo trì cho cư dân. Như vậy, số tiền cho thuê dịch vụ và phí bảo trì của tòa nhà đang là món lợi lớn mà Công ty Sông Đà không muốn bỏ ra. Điều đáng nói nữa là Công ty Sông Đà phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để sửa chữa những vị trí xuống cấp của tòa nhà trước khi bàn giao.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.