Thứ 7, 25/03/2023, 20:28 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Chính phủ yêu cầu rà soát, sửa đổi Thông tư 36

Chính phủ yêu cầu rà soát, sửa đổi Thông tư 36
(Tieudung.vn) - Thay vì trực tiếp siết tín dụng bất động sản bằng “đánh” trực tiếp như hướng sửa Thông tư 36 đã nêu, thì lựa chọn mới này sẽ gắn trực tiếp với lợi ích và lựa chọn dùng vốn của mỗi nhà băng.

Không trực tiếp siết tín dụng bất động sản

Tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 vừa ban hành, Chính phủ đã chính thức yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, sửa đổi Thông tư số 36 (quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng) phù hợp với điều kiện thực tế.

Theo đó, thay vì trực tiếp siết tín dụng bất động sản bằng cách “đánh” trực tiếp như hướng sửa Thông tư 36 đưa ra thời gian qua, thì lựa chọn mới này sẽ gắn trực tiếp với lợi ích và lựa chọn dùng vốn của mỗi nhà băng.

Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản
Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản?

Theo VnEconomy, việc sửa Thông tư 36 đặt ra vào cuối nhiệm kỳ Thống đốc của ông Nguyễn Văn Bình, nên quyết sửa ngay hay không tại thời điểm đó vẫn là điểm để ngỏ. Và thực tế câu chuyện sửa Thông tư 36 được chuyển tiếp cho đến nay. Với nghị quyết trên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục bắt tay vào việc. Điểm quan tâm còn lại là sẽ vẫn theo hướng sửa đổi của dự thảo trước đây, hay sẽ có lựa chọn khác?
 
Theo dự thảo đã công bố, cơ chế đối với tín dụng bất động sản được dự kiến sửa theo hướng siết chặt hơn.
 
Một là, giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm mạnh, mức chung từ 60% xuống còn 40%. Nhu cầu vay , đầu tư kinh doanh bất động sản chủ yếu là trung dài hạn, nên bị ảnh hưởng ở điểm này. Hai là trực tiếp tăng mạnh hệ số rủi ro đối với “các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” từ 150% lên 250%.
 
Ngân hàng Nhà nước đã có giải trình nội dung dự thảo, cũng như tham luận với trước các chiều quan điểm. Tựu trung, nhà điều hành muốn cảnh báo rủi ro và hạn chế dòng tín dụng vốn đã thể hiện tốc độ khá cao và nhanh vào bất động những năm gần đây.
 
Với chỉ đạo trên của Chính phủ, việc rà soát và sửa đổi Thông tư 36 là chắc chắn. Nếu vẫn giữ nguyên hai điểm sửa đổi trên thì không nói làm gì, còn lại chỉ là vấn đề thời gian áp dụng.
 
Tuy nhiên, theo VnEconomy, một hướng lựa chọn khác có thể tính tới, chứ không nhất thiết can thiệp trực tiếp vào dòng chảy tín dụng bất động sản. Cụ thể, hệ số rủi ro đối với “các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản” vẫn giữ nguyên ở 150%.
 
Nếu vậy, một trong những tác động trực tiếp đối với dòng tín dụng vào bất động sản và cả các chỉ số an toàn hoạt động của ngân hàng không bị ảnh hưởng. Điều này cũng có lý do của nó.

Vẫn còn cách để "uốn nắn" dòng tín dụng
 
Theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước, nếu tăng hệ số rủi ro trên từ 150% lên 250%, tác động lên hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống là không lớn. Nhưng, nếu xét theo một số điểm trũng, tác động là đáng kể. Đặc biệt, tại mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua, một số ngân hàng thương mại nhà nước đã tự cảnh báo rằng, CAR của họ đang ở mức đáng quan ngại, và buộc phải tăng thêm vốn điều lệ để cải thiện. Thêm nữa, năm nay, họ phải thực hiện các chuẩn mực cao hơn của Basel 2, CAR cũng là một điểm trũng cần bồi đắp. 

NHNN vẫn có nhiều công cụ khác để giám sát và uốn nắn dòng tín dụng vào bất động sản
Nếu không tăng mạnh hệ số rủi ro khi sửa Thông tư 36, NHNN vẫn có nhiều công cụ, cơ chế khác để giám sát và “uốn nắn” dòng tín dụng vào bất động sản.

Trong bối cảnh đó, càng có thêm tác động bất lợi tới CAR của các “ông lớn”, ảnh hưởng đối với các dòng chảy chung là đáng kể. Ví như, CAR không đảm bảo yêu cầu, những thành viên có thị phần lớn trong cho vay này sẽ khó đẩy vốn ra tốt hơn cho thị trường, trong khi Chính phủ đang thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế (và vẫn phải dựa nhiều vào đòn bẩy tín dụng).
 
Trong tình huống trên, nếu không tăng mạnh hệ số rủi ro khi sửa Thông tư 36, Ngân hàng Nhà nước vẫn có nhiều công cụ, cơ chế khác để giám sát và “uốn nắn” dòng tín dụng vào bất động sản, nếu nhận thấy tiềm ẩn rủi ro hoặc tăng trưởng quá nóng. Đó là, từ năm 2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể cho từng nhà băng; định kỳ đánh giá để điều chỉnh trong năm.
 
Cơ chế giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dựa trên nhiều tiêu chí. Và khi không sửa trực tiếp trong Thông tư 36, nhà điều hành có thể bổ sung thêm một tiêu chí để định hướng gián tiếp, đại ý: nếu anh cho vay bất động sản quá nhiều, tôi sẽ hạn chế chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chung của anh.
 
Cùng đó, các cơ chế khác ngoài Thông tư 36 cũng được phối hợp đồng bộ. Ví như cơ chế dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn hoặc các chính sách ưu tiên các ngân hàng lái vốn vào các đích ngắm mong muốn. Nếu ngân hàng nào cho vay bất động sản quá nhiều thì càng bị hạn chế trong ưu tiên chính sách; ngược lại, nếu tăng hỗ trợ vốn cho các lĩnh vực khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa… thì được áp cơ chế dễ chịu hơn.
 
Tựu trung, thay vì trực tiếp siết tín dụng bất động sản bằng “đánh” trực tiếp như hướng sửa Thông tư 36 đã nêu, thì lựa chọn mới này sẽ gắn trực tiếp với lợi ích và lựa chọn dùng vốn của mỗi nhà băng.

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

HoREA đề xuất gì về
(Tieudung.vn) Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đề nghị Bộ Xây dựng xem xét không...
 
Xử lý nợ xấu bất động sản, bài học từ Trung Quốc?
(Tieudung.vn) Dự nợ tín dụng bất động sản (BĐS) ngày càng tăng cao trong bối cảnh thị trường tiếp...
 
Hưng Thinh Land ra mắt dự án Avatar Thu Duc - Giải pháp cho cách tiếp cận ngôi nhà đầu đời
(Tieudung.vn) Trung tuần tháng 3/2023 tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land ra mắt...

Dự án – Nhà đẹp

Hà Nam: Chưa đủ “một tuổi”, Công ty Mặt trời Hà Nam được chọn làm dự án gần 10.000 tỷ đồng 
(Tieudung.vn) Công ty Cổ phần Mặt Trời Hà Nam (Công ty Mặt trời Hà Nam) thành lập tháng 5/2022, vừa được...
 
Đồng Nai: Thanh tra Chính phủ chỉ rõ nhiều sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Tân
(Tieudung.vn) Thanh tra Chính phủ vừa chỉ rõ hàng loạt sai phạm tại dự án khu dân cư và...
 
Trang trí nhà theo xu hướng mới
(Tieudung.vn) Một phong cách sống pha trộn giữa xu hướng cũ và mới, đây là lối sống mới trong...

Phong thuỷ

Trang trí nhà theo xu hướng mới
(Tieudung.vn) Một phong cách sống pha trộn giữa xu hướng cũ và mới, đây là lối sống mới trong...
 
Những tuổi đại kỵ không nên xây nhà năm Quý Mão 2023
(Tieudung.vn) Xây dựng nhà cửa là một việc hệ trọng cần được tính toán kỹ lưỡng và chu đáo...
 
Không gian sống hoàn hảo theo phong cách 12 cung hoàng đạo
(Tieudung.vn) Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng cung hoàng đạo có thể giúp bạn tìm được ý tưởng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Đức

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.62576 sec| 867.977 kb