Tác dụng của tinh dầu hoa cúc đối với cơ thể
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Bạn có thể tự làm tinh dầu hoa cúc tại nhà. Nguồn ảnh: Internet
Tinh dầu hoa cúc có tác dụng gì? Các nhà nghiên cứu cho thấy hoa cúc có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nó có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi rút.
Các đặc tính chống viêm của loài hoa này có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng.
Dầu hoa cúc có thể có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của một loạt các vi khuẩn , bao gồm cả những vi khuẩn gây ra nhiễm tụ cầu khuẩn.
Cải thiện tình trạng cảm lạnh và ho
Dầu hoa cúc có thể có đặc tính kháng khuẩn giúp chống cảm lạnh và ho. Ngoài ra, cảm lạnh và ho có thể gây viêm trong đường hô hấp và bên trong mũi của bạn.
Bằng chứng cho thấy rằng hoa cúc cũng có thể giúp giảm viêm. Cách tốt nhất để điều trị cảm lạnh và ho bằng dầu hoa cúc là sử dụng máy khuếch tán tinh dầu.
Chữa lành vết thương
Tinh dầu hoa cúc có thể giúp vết thương mau lành hơn. Nhiễm trùng da cũng là một tác dụng phụ phổ biến của vết thương không lành đúng cách. Các đặc tính chống vi khuẩn của hoa cúc có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp vết thương lành lại nhanh hơn.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy tinh dầu kết hợp với kháng sinh có hiệu quả hơn kháng sinh trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng ở vết thương ngoài da.
Giảm các triệu chứng dị ứng
Có một số bằng chứng cho thấy loại tinh dầu này có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng , đặc biệt là viêm da tiếp xúc, một loại phát ban dị ứng do tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Ngoài ra, các triệu chứng dị ứng thường là kết quả của viêm, xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với chất gây dị ứng. Do đó, đặc tính chống viêm của hoa cúc có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng.
Cải thiện làn da
Sử dụng dầu hoa cúc xông mặt giúp se khít lỗ chân lông, giảm thâm, mờ sẹo, giúp làn da trắng sáng rõ rệt.
Dầu hoa cúc cũng được các nhà sản xuất mỹ phẩm tận dụng khá nhiều để phát huy tối đa các tác dụng mà dầu hoa cúc đem lại.
Tinh dầu hoa cúc thường được xem là an toàn, nhưng bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng loại tinh dầu này. Nếu bạn mới lần đầu sử dụng loại tinh dầu này, nên pha loãng trước khi sử dụng chúng. Những người dị chứng với các thành phần có trong hoa cúc, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ xảy ra.
Cách làm tinh dầu hoa cúc
Nguyên liệu:
Hoa cúc (nên chọn những đóa tươi, to và đẹp, nếu không, bạn vẫn có thể mua hoa cúc sấy khô từ những cửa hàng uy tín).
Tinh dầu ô liu (hãy chọn những loại có nhãn “extra virgin olive” bởi sẽ cho chất lượng sản phẩm tốt nhất).
Lọ thủy tinh
Cách làm:
Rửa sạch và phơi hoa cúc tươi sao cho thật ráo nước. Đối với hoa cúc khô, bạn không cần làm bước này.
Cho dầu ô liu vào khoảng nửa lọ.
Cho hoa cúc vào để lấp đầy nửa lọ còn lại. Lấy đũa sạch, khô và khuấy vào hỗn hợp nhằm giúp hoa quyện đều vào tinh dầu.
Ở bước này, dầu ô liu đóng vai trò như một loại dung môi để chiết tinh dầu cũng như kèm theo khả năng bảo quản để tránh hoa cúc bị mốc. Do vậy, việc khuấy đều sẽ giữ độ tươi của hoa cũng như hạn chế tình trạng sản phẩm kém chất lượng.
Phơi lọ dầu ở vị trí thoáng mát, có ánh nắng. Mỗi ngày, bạn có thể lắc một chút để tinh dầu trong hoa thoát ra cũng như dùng khăn giấy vệ sinh dầu thừa đọng xung quanh miệng lọ.
Đợi khoảng nửa tháng hoặc hơn. Sau đó, bạn hãy dùng vải sạch để lọc bỏ bã hoa.
Phần tinh dầu thu được sẽ là thành phẩm cuối cùng. Bạn nên bảo quản ở nơi thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.