Thứ 6, 22/11/2024, 05:02 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Sử dụng dầu gấc thế nào cho đúng nhất?

Sử dụng dầu gấc thế nào cho đúng nhất?
(Tieudung.vn) - Dầu gấc tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cần chú ý sử dụng thực phẩm này đúng cách.

Thành phần của dầu gấc

Sử dụng dầu gấc thế nào cho đúng nhất?

Bạn cần chú ý sử dụng dầu gấc đúng cách. Nguồn ảnh: Internet 

Dầu gấc là chế phẩm nguồn gốc từ màng đỏ của quả gấc, chứa lượng lớn DHA - dưỡng chất quan trọng trong sự phát triển trí não và chức năng mắt. Ngoài ra, dầu gấc còn chứa nhiều Vitamin E, Lycopen, Beta Caroten, các chất béo thực vật như Stearic, Linoleic, Oleic, Palmitic,… 

DHA

DHA là một loại chất béo không no mà cơ thể bắt buộc phải hấp thu và sử dụng từ nguồn do bản thân không tự tổng hợp được. DHA có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt cần bổ sung tăng cường DHA.

Dầu gấc chứa lượng DHA rất lớn, nó giúp cho sự phát triển và chức năng của mắt, đảm bảo hệ thần kinh phát triển và hoạt động tốt hơn. 

Beta - carotene

Đây là tiền chất của Vitamin A và có trong rất nhiều loại thực phẩm từ tự nhiên. Khi hấp thụ Beta - carotene vào cơ thể, tiền chất này sẽ được chuyển sang dạng Vitamin A để cơ thể hấp thu và sử dụng.

Nhiều người biết rằng Beta - carotene chứa rất nhiều trong cà rốt, nên ăn nhiều cà rốt giúp sáng mắt. Song thực tế trong dầu gấc chứa lượng Beta - carotene cao gấp 15.1 lần so với trong cà rốt. Vì thế bổ sung dầu gấc không những giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về mắt, suy dinh dưỡng và bệnh miễn dịch ở trẻ.

Một số nghiên cứu chỉ ra, bổ sung dầu gấc giúp con người giảm nguy cơ ung thư gan, xơ gan và viêm gan.

Lycopene

Lycopen có trong dầu gấc cũng ở hàm lượng rất lớn, cao gấp khoảng 68 lần so với trong cà chua. Lycopene là chất chống oxy hóa tốt, có thể ngăn ngừa sớm những tác nhân gây bệnh, độc hại trong cơ thể và ngăn ngừa lão hóa. Lycopen trong dầu gấc còn giúp dưỡng sáng da, giữ ẩm, hạ mỡ máu. Vì thế dầu gấc là nguồn bổ sung Lycopen được nhiều người lựa chọn.

Chất béo thực vật

Hấp thu nhiều chất béo là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như: mỡ trong máu cao, xơ vữa động mạch, béo phì, suy giảm chức năng gan,… Tuy nhiên chất béo tốt tự nhiên là những acid béo không no chứa nhiều nối đôi lại có ngược lại cho sức khỏe, rất tốt cho tim mạch và sức đề kháng.

Dầu gấc bổ sung chất béo thực vật, tạo điều kiện để hòa tan nhiều loại Vitamin và dưỡng chất tan trong dầu. Trong các loại rau quả bình thường không chứa chất béo thực vật, vì thế nhiều người dù nạp rất nhiều Vitamin và khoáng chất từ thực phẩm nhưng cơ thê rkhoong hấp thu được do không có chất béo để hòa tan chúng.

Alpha-tocopherol

Trong dầu gấc chứa nguồn Alpha-tocopherol - tiền chất Vitamin E tự nhiên rất lớn. Chất này có tác dụng giảm sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư, giúp kiềm chế sự lan rộng của ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

Nhiều chị em còn sử dụng dầu gấc để chăm sóc da và làm đẹp như: chống khô xơ tóc, làm mềm mại da, chống lão hóa sớm,…

Sử dụng dầu gấc thế nào cho đúng nhất

Thành phần chính của dầu gấc là beta carotene, được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ beta carotene tốt nhất khi có sự hỗ trợ của các chất béo và dầu mỡ. Vì thế, bạn hãy uống dầu gấc khi cơ thể nạp vào nhiều dầu mỡ nhất nhé!

Bên cạnh đó, bạn có thể uống dầu gấc vào buổi sáng, trong khi ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Lưu ý, để giảm tình trạng chướng bụng thì bạn nên uống dầu gấc sau khi ăn từ 30 phút đến 1 giờ. Lúc này, các chất dinh dưỡng trong dầu gấc sẽ được hấp thu tự nhiên cùng với thức ăn.

Về liều lượng, đối với người lớn, bạn nên dùng dưới 2ml dầu gấc mỗi ngày, đối với dạng viên nang thì cũng chỉ nên dùng 2-4 viên/ngày, và chỉ dùng trong một khoảng thời gian nhất định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và lời khuyên của bác sĩ. Đối với trẻ em suy dinh dưỡng, ba mẹ nên trộn dầu gấc vào thức ăn đã nấu chín mỗi ngày khoảng 10g tức là không quá 1ml/ngày (1 ngày khoảng 2 muỗng cà phê).

Bên cạnh đó, khi sử dụng dầu gấc, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa Vitamin A khác như bí đỏ, cà rốt, đu đủ,... nhằm tránh trường hợp ngộ độc và thừa Vitamin A.

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.23919 sec| 822.656 kb