Những sai lầm khi rửa bát nhiều người mắc phải
Trực tiếp cầm rẻ nhúng nước rửa chén để lau những chiếc chén đĩa vừa ăn là sai lầm thường gặp. Lúc này cặn thức ăn còn sót lại trên chén đũa khá nhiều, thậm chí có chỗ bị khô cứng lại và dính chặt, làm như vậy sẽ rất dễ bỏ sót vết bẩn, vì thế mà không làm sạch được hết vi khuẩn. Những vết thức ăn còn dính lại sau khi rửa không chỉ là ổ vi khuẩn mà còn là nơi đọng lại hóa chất từ nước rửa chén.
Bạn cũng không nên vì vội rửa ngay mà nhúng những chiếc chén, đĩa còn nóng vào nước lạnh, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây biến dạng, hỏng, nứt do nguyên lý giãn nở của nhiệt, ảnh hưởng tới vẻ ngoài cũng như tuổi thọ của chén đĩa.
Không thay rẻ rửa chén thường xuyên cũng là sai lầm phổ biến. Rẻ rửa bát là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn và giẻ càng cũ thì chúng sinh sôi càng nhiều. Dù bạn có làm sạch, phơi khô rẻ thường xuyên thì cũng khó tránh được điều này.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Một số nghiên cứu đưa ra khuyến cáo mới đó là nên thay miếng rửa chén mỗi tuần một lần, thay vì mỗi tháng hay nửa tháng một lần như những khuyến cáo thông dụng trước đây.
Tổ chức Scientific Reports từng thực hiện một nghiên cứu vào năm 2017, họ tìm thấy gần 82 tỷ vi khuẩn trên mỗi inch (2,54cm2) miếng bọt biển rửa bát đã qua sử dụng. Các tác giả nghiên cứu đưa ra khuyến cáo mới, đó là nên thay miếng rửa bát mỗi tuần một lần, thay vì mỗi tháng hay nửa tháng một lần như những khuyến cáo thông dụng trước đây.
Một sai lầm khi rửa chén rất phổ biến khác là sử dụng nước rửa chén quá nhiều so với khuyến cáo của nhà sản xuất, khiến hóa chất tẩy rửa khó bị loại bỏ hoàn toàn. Chúng sẽ lưu lại và thôi nhiễm vào thức ăn mà bạn tiêu thụ.
Thói quen tai hại ngâm bát rất lâu trước khi rửa cũng cần bị loại bỏ, đặc biệt là không được để qua đêm. Sự nguy hiểm không chỉ đến từ lượng vi khuẩn sinh sôi mà còn từ hóa chất ngấm sau vào xoong nồi, gây hại về lâu dài.
Không đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa để tránh hóa chất lưu lại. Thay vào đó, bạn hòa nước rửa chén và nước ấm, tạo bọt rồi mới bắt đầu rửa. Hóa chất trong nước rửa bát chắc chắn vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu bạn rửa qua loa. Hãy tráng 2 lần nước để đảm bảo chén đĩa đã được làm sạch hoàn toàn.
Lập tức chồng bát đĩa, cất gọn mọi loại dụng cụ ăn uống vào trong tủ sau khi rửa những tưởng là thói quen tốt nhưng thực chất lại vô tình mang bệnh tật tới cả gia đình.
Theo giải thích của Yan Zonghai, lúc này các dụng cụ ăn uống như bát, đũa, đĩa… vẫn còn ướt, khi bị xếp chồng lên nhau hoặc cất trong nơi kín sẽ lâu khô và rất dễ bị nấm mốc. Chưa kể tới môi trường ẩm ướt cũng rất lý tưởng để sản sinh ra vi khuẩn.
“Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn sẽ nhân đôi sau bát đũa ướt được đặt trong tủ khoảng 20 phút. Nếu gặp các điều kiện như nhiệt độ cao, độ ẩm cao và không có không khí lưu thông, rất lâu sau đó mới dùng đến thì lượng vi khuẩn và nấm mốc còn phát triển, sản sinh nhanh hơn nữa. Đáng chú ý nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori và chất cực độc aflatoxin gây ngộ độc, ung thư” - ông nói thêm.
Để phòng ngừa, hãy phơi nắng hoặc để ở nơi thoáng mát, không chồng lên nhau để chờ cho bát đũa, đĩa… khô hoàn toàn rồi mới cất lên kệ hoặc tủ kín. Nếu nhất định phải cho đũa vào giá hoặc lồng đựng thì hãy chọn loại có khe hở lớn hơn để tăng tốc độ lưu thông không khí và nên đặt đầu đũa hướng lên trên.
Rửa chén đúng cách
Bước 1: Tráng qua nước sạch trước khi rửa
Tráng sơ chén đĩa, xoong nồi... qua với nước để làm bớt mảng bám thức ăn thừa và dầu mỡ. Ngâm nước xoong nồi bị cháy hoặc các dụng cụ đựng cơm xôi khô cứng để quá trình rửa chén được thuận lợi hơn.
Bước 2: Rửa với xà phòng
Để thuận lợi nên sử dụng chậu đôi hoặc chuẩn bị thêm 1 thau lớn.
Hòa nước rửa chén với nước ấm, khuấy tạo bọt. Không đổ trực tiếp nước rửa lên chén bát, việc này không làm cho chén bát được sạch hơn mà còn làm lượng hóa chất bám nhiều hơn, khó làm sạch hơn.
Dùng miếng rửa chén nhúng dung dịch vừa pha rửa từng cái chén bát một, rửa những cái ít dầu mỡ trước rồi tới nhiều dầu mỡ sau. Rửa những cái to trước đặt xuống dưới rồi chồng từ từ những cái nhỏ hơn lên trên.
Bước 3: Tráng lại với 2 lần nước
Hóa chất còn bám lại trên chén bát rất độc hại cho cơ thể vì thế cần được rửa lại với nước cho thật sạch. Không được chủ quan tráng qua loa cho sạch bọt xà bông.
Nên rửa lại chén bát thật sạch với 2 lần nước, nước đầu rửa sạch trong chậu nước, lấy miếng rửa chén sạch lau lại cho sạch xà bông, tay cầm chén bát không còn thấy trơn nhớt, nước sau rửa sạch chén bát dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ hoàn toàn hóa chất.
Với đồ nhựa khó tẩy mùi nên ngâm qua nước ấm hòa với ít nước chanh rồi tráng lại với nước sạch.`
Bước 4: Sắp xếp chén dĩa sau khi rửa
Dựng chén bát, tô đứng lên vào chổ đựng chén, với đĩa thì dựng đứng trên chổ đặt dĩa để nhanh ráo nước. Ly nước úp vào cây đựng ly.