Có nên cắm điện lò vi sóng liên tục?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Không nên cắm điện lò vi sóng liên tục. Lò vi sóng có chế độ chờ nên dù không sử dụng, nếu còn cắm điện thì lò vẫn tiêu tốn điện năng. Theo ước tính, lò vi sóng ở chế độ chờ tiêu tốn khoảng 50 - 100W điện năng. Nếu cắm điện liên tục, lò vi sóng sẽ tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể, góp phần làm tăng hóa đơn tiền điện.
Ngoài ra, cắm điện lò vi sóng liên tục cũng có thể gây ra một số vấn đề khác như:
Giảm tuổi thọ lò vi sóng: Lò vi sóng hoạt động liên tục sẽ khiến các bộ phận của lò bị hao mòn nhanh hơn, giảm tuổi thọ của lò.
Gây nguy hiểm nếu gia đình có trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có thể vô tình mở cửa lò vi sóng hoặc nhấn các phím điều khiển làm cho lò hoạt động. Hậu quả là lò có thể bị phát nổ hoặc gây bỏng.
Những điều cần tránh khi dùng lò vi sóng
Thời gian hâm nóng thức ăn không được quá lâu
Lưu ý khi dùng lò vi sóng trong khi thực phẩm nếu được gia nhiệt hoặc hâm nóng trong lò vi sóng quá 2 tiếng thì tốt nhất bạn nên bỏ nó đi là vừa. Vì khi hâm nóng quá lâu có thể khiến cho thức ăn bị phân hủy, cháy và trở nên độc, gây hại cho cơ thể.
Thông thường hâm nóng 1 tô canh thường mất từ 3 - 7 phút. Do vậy không việc gì mà bạn phải hâm thức ăn quá lâu như vậy cả.
Không dùng đồ nhựa trong lò vi sóng
Hầu hết các đồ dùng bằng sành, sứ, thuỷ tinh, nhựa đều có thể sử dụng trong lò vi sóng nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Thông thường, nhà sản xuất sẽ ghi chú “microwave-safe” hoặc “microwavable” (sử dụng được trong lò vi sóng) trong sản phẩm.
Ngoài ra, những đồ nhựa khác nếu sử dụng trong lò vi sóng sẽ bị biến dạng, chưa kể trong quá trình đó, chất nhựa nóng chảy ra sẽ bám vào thức ăn gây hại cho cơ thể bạn.
Không dùng những vật dụng kim loại trong lò vi sóng
Các vật dụng kim loại như chén, đĩa, muỗng khi cho vào lò vi sóng có thể phát ra tia lửa điện phản xạ qua lại bên trong lò rất dễ gây cháy nổ là điều lưu ý khi sử dụng lò vi sóng vô cùng cần thiết.
Đồ ăn rã đông bằng lò vi sóng không cho vào tủ lạnh
Lò vi sóng chỉ dùng nhiệt độ thấp để rã đông lớp bên ngoài của thực phẩm. Lúc này, vi khuẩn cũng bắt đầu xuất hiện.
Dù bạn có đưa thực phẩm vào tủ lạnh thì cũng chỉ làm tạm dừng sự phát triển của vi khuẩn chứ không phải tiêu diệt nó. Cách tốt nhất sau khi rã đông là phải chế biến thực phẩm ngay.
Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng không nên dùng túi nilon
Cách tốt nhất là đựng thức ăn trong bát rồi dùng nilon phủ bên ngoài chứ không nên để bao nilon bám trực tiếp vào đồ ăn. Làm như vậy, bạn sẽ giữ kín được hơi và thức ăn được nóng đều.
Không dùng đồ đậy nắp để gia nhiệt thực phẩm lỏng
Trong quá trình gia nhiệt, chất lỏng nóng lên nên áp suất bên trong cũng nóng lên, nếu dùng các đồ đậy nắp thì có thể làm nứt vỡ. Ngay cả khi gia nhiệt các thức ăn đựng trong hộp, bạn cũng phải nhớ chọc một lỗ của vỏ hộp để tránh thức ăn bắn ra làm bẩn lò.
Không hâm trứng khi chưa bóc vỏ
Nếu bạn cho trứng chưa bóc vỏ vào hâm trong lò vi sóng thì các mảnh vỏ rất dễ gây cháy nổ hoặc bạn sẽ phải kỳ công lau chùi sau khi sử dụng.
Không được mở cửa lò vi sóng khi vẫn còn đang quay
Trong quá trình quay, rán với nhiệt độ cao, dầu mỡ dễ bị bắn ra xung quanh lò dễ gây lửa. Nếu lỡ như bên trong lò vi sóng bị cháy, bạn không được mở cửa lò ngay mà phải rút ổ cắm ra trước rồi mới mở cửa.
Thường xuyên vệ sinh lò vi sóng
Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ là một trong những cách sử dụng lò vi sóng bền lâu và hiệu quả. Thực phẩm được làm nóng sẽ vô tình dính vào bên trong lò, nếu không vệ sinh ngay thức ăn sẽ bám chặt, khó chùi rửa sau này.
Thức ăn bám dính lâu ngày sẽ ẩm mốc, sinh ra vi khuẩn gây hại trong lò. Muốn rửa sạch lò dễ dàng, bỏ 2 thìa nước chanh trong 1 ly nước, bật lò ở chế độ cao từ 2 đến 3 phút, cho đến khi dung dịch sôi thì tắt, khoảng 5 phút thì bỏ ly ra ngoài. Sau đó, bạn có thể dễ dàng lau sạch bằng một khăn giấy.