Nến cốc thắp sáng
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nến cốc thắp sáng hoặc thờ cúng trong nhà rất dễ bị vỡ do nhiệt, nến tràn ra gây cháy. Nếu dùng nến thì chỉ dùng nến cây (cắm trong bát), nến dạng rắn, khi đốt nến hay cúng bái phải có người trông.
Chân hương quá nhiều
Có nhiều người có thói quen để điện thờ, đèn dầu, nến thờ cúng qua đêm. Thậm chí, trên bàn thờ để nhiều vàng mã, chân hương quá nhiều với bát hương đồ sộ mà không tỉa đi vì tin "có lộc"… Thế nhưng, nhiều trường hợp cháy nổ vì tàn vàng mã, chân hương quá nhiều.
Nếu nhiều chân hương khi cắm hương mà phần thuốc hương của que hương đang cháy tiếp xúc với chân hương cũ, khi cháy đến vị trí tiếp xúc sẽ bén cháy vào chân hương cũ gây cháy.
Bình gas và bếp gas
Bình gas và bếp gas là hai thiết bị xuất hiện thường xuyên trong mọi gia đình, đứng đầu trong danh sách nguy cơ gây cháy nổ đáng lo ngại. Chúng đã gây ra nhiều tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt trong các chung cư và tòa nhà cao tầng. Nguyên nhân thường xuyên gây ra các vụ nổ liên quan đến bình gas là do sự rò rỉ của khí gas hoặc đơn giản là quên tắt bếp trước khi ra ngoài. Thêm vào đó, trong thời tiết nắng nóng, nguy cơ cháy nổ từ bình gas tăng cao và có thể gây thiệt hại đáng kể.
Để đảm bảo an toàn cho gia đình, việc khóa kín bình gas sau khi sử dụng và luôn nhớ tắt bếp gas trước khi ra khỏi nhà là điều vô cùng quan trọng. Hành động này đơn giản nhưng có thể ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ không mong muốn. Việc tuân thủ các biện pháp phòng chống cháy nổ này là trách nhiệm của tất cả thành viên trong gia đình để đảm bảo an toàn tối đa cho mình và mọi người xung quanh.
Bật lửa
Dù chỉ là một đồ vật nhỏ nhưng chiếc bật lửa cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nổ cao bởi chúng có chứa một lượng gas nhất định bên trong có thể phát ra tia lửa gây cháy nổ. Các gia chủ không nên sử dụng bật lửa khi đứng gần những vật dụng dễ cháy như khăn, giấy,... hay đặt chúng gần bếp gas, hay các thiết bị điện trong nhà.
Pin sạc dự phòng
Các thiết bị điện tử như điện thoại, sạc pin, sạc dự phòng rất dễ xảy ra cháy nổ trong khi sử dụng. Một số thói quen của người tiêu dùng như vừa sạc vừa sử dụng điện thoại, hoặc dùng pin dự phòng quá cũ, khiến pin bị phồng trong quá trình sử dụng và phát nổ.
Để phòng tránh, bạn nên lựa chọn các sản phẩm pin sạc dự phòng chính hãng và chất lượng. Không nên sạc pin quá lâu vì trong quá trình sạc pin, sạc dự phòng có thể chịu tác động của dòng điện không ổn định gây ra tình trạng đoản mạch.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế việc vừa sạc vừa xả, cũng như tránh để sạc dự phòng trong cốp xe.
Xe đạp, xe máy điện
Xe máy điện và xe đạp điện được xem là phương tiện giúp việc di chuyển thuận lợi hơn nhưng cũng có nguy cơ cháy nổ cao. Sự nguy hiểm xuất phát từ việc các bình ắc-quy hoặc pin trong xe điện có thể phát nổ hoặc gặp sự cố chập điện trong quá trình sạc. Để bảo vệ gia đình và mình, cần thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện và xử lý sự cố kịp thời. Hạn chế việc sạc xe điện khi ra khỏi nhà hoặc trước khi đi ngủ và tránh sạc qua đêm, cũng như đảm bảo phải có người lớn ở nhà trong lúc sạc điện. Những biện pháp này sẽ giúp giảm bớt rủi ro cháy nổ và đảm bảo an toàn trong gia đình.
Lò vi sóng
Lò vi sóng là thiết bị mà hầu hết các gia đình ở thành phố lớn đều sử dụng. Thực tế, bản thân thiết bị này không gây cháy nổ nhưng nếu gia chủ không biết cách sử dụng thì khả năng chúng trở thành lò phát nổ là rất cao.
Do đó, trong quá trình sử dụng lò vi sóng, bạn nên ghi nhớ một số đồ vật không nên cho vào bên trong chúng như: những món đồ được làm bằng kim loại hoặc có hoa văn, túi giấy, giấy bạc, đồ nhựa, trứng có vỏ, hộp xốp, bình thủy tinh, bình thủy cách nhiệt,... Những món đồ này sẽ vô tình tạo ra tia lửa điện bên trong lò và gây cháy nổ.
Bình nóng lạnh
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Bình nóng lạnh là vật dụng sử dụng điện có cấu tạo như chiếc ấm đun làm nóng nước. Khi sử dụng bình hiếm khi xảy ra sự cố. Thế nhưng không phải lúc nào bình cũng trong tình trạng an toàn, bạn cần kiểm tra bình thường xuyên, lắp thêm hệ thống chống giật, chống cháy nổ cho bình để đề phòng trường hợp rò rỉ điện, gây nổ.