Khi sử dụng thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể, các chuyên gia y tế nhắc nhở người bệnh “phải dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian”. “Đúng liều” có nghĩa phải sử dụng thuốc theo đúng số lượng đã được chỉ định cho một lần dùng thuốc hoặc cho cả ngày. Còn “đủ thời gian” là phải dùng cho đủ số ngày được ấn định. Vì chỉ cần “sai một li” dùng thuốc, sức khoẻ của ta sẽ “đi một dặm”!
Uống thuốc quá liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh minh họa
Có khá nhiều người quan tâm đến lời khuyên phải dùng thuốc đúng liều, nhưng đặt trường hợp vô tình lỡ uống thuốc quá liều thì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gì?
Nói về điều này, trao đổi trên báo Lao động, Th.s, Bs Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM từng cho biết, trong các nguyên nhân gây ngộ độc thuốc ở trẻ, không ít nguyên nhân do người nhà tự ý mua thuốc về nhà điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì không rõ liều dùng an toàn nên khi cho trẻ em uống, phụ huynh có thể cho trẻ uống quá liều dẫn đến trẻ bị ngộ độc. Một số phụ huynh vì tâm lý “nóng vội”, muốn trẻ mau chóng hết bệnh nên tự ý tăng liều thuốc cho trẻ cũng dễ dẫn đến ngộ độc. Bên cạnh đó, không ít cha mẹ vì quá bận rộn nên sử dụng toa thuốc cũ cho trẻ uống cũng vô tình gây hại cho trẻ.
Về những tác hại khi sử dụng thuốc quá liều, trên báo Sức khỏe & đời sống, TS. DS. Nguyễn Hữu Đức - ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh cũng từng phân tích, dùng thuốc quá liều sẽ gây tác hại cho chính sức khỏe của người dùng thuốc, thậm chí có thể gây tử vong. Với hầu hết các thuốc, nếu dùng đúng liều thì đó là thuốc chữa bệnh, còn nếu dùng quá liều đó là chất độc không hơn không kém. Cụ thể theo phân tích trên tờ báo này:
Trẻ em là đối tượng dễ bị ngộ độc do dùng thuốc. Ảnh minh họa
Các thuốc OTC có thể gây quá liều ở trẻ:
Thuốc Acetaminophen (giảm đau và hạ sốt): Acetaminophen có thể gây hại cho gan nếu không uống đúng cách. Acetaminophen có thể được tìm thấy cùng với nhiều loại thuốc không kê đơn khác, bao gồm thuốc chữa ho và các triệu chứng cảm cúm.
Thuốc kháng viêm không steroid- NSAID (giảm đau, viêm và hạ sốt): Các thuốc này gây chảy máu dạ dày và các vấn đề về thận ở một số người. Nếu con bạn dùng thuốc làm loãng máu, bạn phải hỏi bác sĩ xem các thuốc này có an toàn cho con không. Ibuprofen và aspirin là một số thuốc điển hình trong nhóm.Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng NSAID mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách xử trí khi ngộ độc do dùng thuốc Khi phát hiện nạn nhân ngừng tim, ngừng thở, trước tiên phải phục hồi lại chức năng hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo. Loại bỏ chất độc bằng cách gây nôn. Đây là biện pháp được áp dụng đối với người ngộ độc thuốc qua đường uống, gồm các cách sau: Móc họng, đè gốc lưỡi để kích thích gây nôn. Hòa nước muối thật đậm cho uống để gây phản xạ nôn. Cách này an toàn, đơn giản và nhanh chóng. Nếu có siro Ipeca, cho nạn nhân uống 30ml, sau đó cho uống khoảng 300 ml nước (nếu là trẻ em thì cho dùng một nửa liều này). Cho nạn nhân dùng nước đậu xanh giã nát, nước rau muống, khoai lang. |