Thứ 7, 24/05/2025, 11:44 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thế nào là thực phẩm biến đổi gen?

Thế nào là thực phẩm biến đổi gen?
(Tieudung.vn) - Có lẽ chưa lúc nào, vấn đề thực phẩm biến đổi gen lại nóng như hiện nay, nhất là khi vẫn luôn có những ý kiến tranh cãi trái chiều về ảnh hưởng của loại thực phẩm này đối với sức khỏe con người.

Mô tả ảnh
Thực phẩm biến đổi gen. Ảnh: Natural Society

Thực phẩm biến đổi gen (tiếng Anh: Genetically Modified Organism, gọi tắt là GMO) được dùng để chỉ các loại có thành phần từ cây trồng, động vật được biến đổi gen.

Để tạo ra GMO, người ta có thể cấy thêm hoặc bỏ bớt gen trong hệ thống gen của sinh vật. Thông thường, người ta thường chọn gen của một loài khác để thêm vào bộ gen của một loài.

Điều này được thực hiện với mong muốn rằng những sinh vật có bộ gen mới sẽ mang ưu điểm của cả 2 loài. Đây là quá trình tạo ra các cá thể hoàn toàn dị biệt với sự phát triển tự nhiên.

GMO được chia thành 2 loại chính: Những cây trồng chống chịu được thuốc diệt cỏ: người trồng có thể phun thuốc diệt cỏ mà không làm hại cây trồng;Những cây trồng tự sinh ra chất độc để diệt trừ côn trùng, sâu hại.

Các công ty công nghệ sinh học như Monsanto (Mỹ) và Syngenta (Thụy Sĩ) tạo ra các giống GMO cho rằng những cây trồng biến đổi gen mang lại năng suất cao hơn vì chúng có thể chịu được thuốc diệt cỏ hoặc chống chọi với sâu bệnh và côn trùng.

Những loại thực phẩm biến đổi gen GMO hiện đang rất phổ biến trong nông nghiệp trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. Và loại thực phẩm phổ biến nhất được kể đến đó chính là ngô và đậu nành biến đổi gen.

Ở Việt Nam, các loại thực phẩm biến đổi gen đang tràn ngập cả đường chính ngạch lẫn trôi nổi. Lượng nhập khẩu đậu nành, ngô… từ các thị trường có diện tích cây trồng biến đổi gen lớn như Bắc Mỹ, châu Âu mỗi năm đều rất lớn. Hầu hết, các sản phẩm này phục vụ cho chăn nuôi và gieo trồng nông nghiệp.

Từ 8/1/2016, thực phẩm biến đổi gen được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt. Theo đó, thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng đều phải ghi nhãn khi lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Kể từ khi thông tư này có hiệu lực, những thực phẩm biến đổi gen đang lưu thông trên thị trường sẽ buộc phải ghi nhãn theo quy định. Các thực phẩm biến đổi gen không ghi nhãn theo quy định sẽ không được tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau 8/1.

Tuy nhiên, quy định trên đây chỉ áp dụng đối với những mặt hàng đóng gói sẵn. Các thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nhưng không bao gói không phải tuân thủ các quy định này.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, hiện tại, vẫn chưa có chứng cứ khoa học nào khẳng định sử dụng thực phẩm biến đổi gen có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, việc dán nhãn để người biết là rất cần thiết. Đây cũng là quy định được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Tại Việt Nam, dù chỉ mới công nhận 4 giống ngô biến đổi gen (chưa tiến hành trồng đại trà), song việc nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen (đậu tương, ngô,… ) là thực tế từ khoảng 10 năm gần đây. Do đó, việc quy định ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen sẽ góp phần minh bạch thông tin để có thể lựa chọn.

Trên thế giới đang có rất nhiều luồng dư luận khác nhau về việc GMO có hại cho sức khỏe con người hay không sau khi có những thí nghiệm trên chuột khi cho ăn ngô biến đổi gen khi được phun thuốc diệt cỏ glyphosate đã thúc đẩy sự hình thành các khối u ung thư ở chuột.

Mặc dù đến nay vẫn chưa có một khẳng định chắc chắn nào về tác hại của việc sử dụng các loại thực phẩm biến đổi gen nhưng rõ ràng, các luồng thông tin, dư luận khác nhau đã khiến người tiêu dùng Việt Nam hoang mang trước ma trận thực phẩm biến đổi gen.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật tiêu dùng

Yêu cầu các chuyên gia ký cam kết không quảng cáo phóng đại tính năng, công dụng của sản phẩm
(Tieudung.vn) Bộ Y tế vừa có quyết định số 1703/QĐ-BYT ban hành "Kế hoạch triển khai tháng cao điểm...
 
Phạt nặng, không nương tay
(Tieudung.vn) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang đề xuất nâng mức phạt với hành vi cho thuê, mượn hoặc...
 
Tăng “hậu kiểm”, bảo vệ người tiêu dùng trước nạn sản xuất hàng giả
(Tieudung.vn) Ngày 17/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị...

Chống hàng giả

Thu giữ lô hàng thời trang giả thương hiệu MLB, Hugo Boss,... trị giá hơn 17 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa công bố vụ việc gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn...
 
Đà Nẵng: Thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả Chanel, LV, Gucci
(Tieudung.vn) Lực lượng chức năng Đà Nẵng phát hiện gần 2.000 sản phẩm gồm túi xách, ví, quần áo,...
 
Người đàn ông mất hơn 300 triệu đồng vì ứng dụng MoMo Pro giả mạo
(Tieudung.vn) Gần đây, anh H (SN: 1991; trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị lừa đảo với số tiền...

Cảnh báo

Danh sách các cụm từ được Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng trong quảng cáo mỹ phẩm
(Tieudung.vn) Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới về quản lý mỹ phẩm, thay...
 
Truy tìm nguồn gốc thuốc giả NEXIUM 40mg chỉ chứa 17,2% hàm lượng so với nhãn dán
(Tieudung.vn) Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ngày 23/5 có văn bản gửi các sở y tế về...
 
Nam sinh bị lừa đảo hàng trăm triệu đồng vì tin lời kẻ ''giả mạo'' công an
(Tieudung.vn) Ngày 22/5, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP....
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.97009 sec| 848.656 kb