1. Rau muống
Đây là loại thực phẩm thường dùng của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đây là loại rau được khuyến cáo có khả năng hấp thụ chì cũng như nhiều loại kim loại nặng khác. Do hiện nay rau quả dễ nhiễm các hóa chất độc hại, các kim loại nặng như chì, kẽm… Nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm nhiễm chì sẽ hấp thụ vào máu và lắng đọng trong các tổ chức cơ thể và gây bệnh ở các cơ quan đó.
Rau muống là loại rau được khuyến cáo có khả năng hấp thụ chì cao. Ảnh: Internet
2. Trai, cua, ốc...
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều mẫu thủy sản như cua, ốc, trai… được mang kiểm nghiệm hầu hết đều bị nhiễm chì, thủy ngân. Do những loại thủy sản này sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn động ngấm kim loại nặng.
Nhiều mẫu thủy sản như cua, ốc, trai… được mang kiểm nghiệm hầu hết đều bị nhiễm chì. Ảnh: Internet
3. Giấy báo gói thực phẩm
Nhiều người để tiết kiệm chi phí nên thường dùng giấy báo, giấy tập, giấy in để gói bánh mì, xôi, bánh chiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy loại mực để in báo chứa nhiều chất độc hại như PCBs, ethanol, toluen…, thành phần chính của giấy báo là các hóa chất tổng hợp, tạp chất. Loại mực dùng để in giấy báo cần phải có độ bám dính cao, trong đó nó có thành phần chì rất nặng.
Mực để in báo chứa nhiều chất độc hại như PCBs, ethanol, toluen… Ảnh: Internet
4. Mỹ phẩm chứa chì
Nhiều loại mỹ phẩm hiện nay như son môi, phấn trang điểm, kem lót… có chứa chì để giúp tạo độ mịn và bám dính cho da. Trường hợp mỹ phẩm chứa chì vượt quá ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của người sử dụng.
Nhiều loại son môi, phấn trang điểm, kem lót… có chứa chì để giúp tạo độ mịn và bám dính cho da. Ảnh: Internet
Trường hợp nghi ngờ bị nhiễm độc chì, người dân nên đến các bệnh viện để được xét nghiệm vì đối với cơ thể người, nếu bị nhiễm độc chì cho dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều để lại những tác hại cho sức khỏe.