Chúng ta thường xem tin tức về những bệnh nhân có hàng ngàn ký sinh trùng tồn tại trên cơ thể và cảm thấy vô cùng sợ hãi. Nhưng lại nghĩ rằng đó là những trường hợp cá biệt. Theo các bác sĩ thì việc ký sinh trùng "sống chung" trong cơ thể người không phải là bệnh hiếm gặp, chỉ là mắt thường ít nhìn thấy hoặc bệnh chưa nặng đến mức bạn phải vào viện. Việc ăn chín uống sôi tưởng chừng như là điều bình thường ai cũng biết. Thế nhưng thói quen ăn sống, ăn tái, đặc biệt là đối với những món thịt vẫn diễn ra phổ biến và hầu như ít người quan tâm đến tác hại.
Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, chúng ta nên đặc biệt cẩn thận khi ăn. Nếu không để ý, mỗi bữa ăn của bạn có thể trực tiếp đưa vào cơ thể hàng ngàn ký sinh trùng gây bệnh hiểm nghèo.
Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng nuôi sống cơ thể con người nhưng trong thực phẩm lại chứa nhiều nguy cơ gây bệnh nếu chế biến và ăn sai cách. Ảnh minh họa |
Thịt gà
Thịt gà là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể con người. Tuy nhiên theo nghiên cứu có tới 1/10 người bị bệnh vì vi khuẩn salmonella bị truyền nhiễm từ gia cầm. Loại vi khuẩn này gây ra sốt, tiêu chảy, đau bụng và nhức đầu, thông tin trên báo Pháp luật TP HCM.
Thịt lợn
Thịt lợn gây ra 80% trường hợp bị salmonella. Khi mua thịt heo, bận nên yêu cầu người bán cho 2 bao để bọc. Khi về nhà, bạn cho thịt trong bao vào tủ lạnh, để ở phần dưới cùng, để nước thịt không dây vào các đồ ăn khác.
Hải sản
Những vi khuẩn như salmonella và Campylobacter cũng có thể ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác như hàu, sò, chúng làm tăng nguy cơ ô nhiễm Vibrios, vi khuẩn có trong tự nhiên ở các vùng nước đại dương. Khi nhiễm vi khuẩn này, bạn có thể bị tiêu chảy, chuột rút, buồn nôn, nôn mửa, sốt, ớn lạnh.
Thịt bò
Những sản phẩm từ trâu bò là nguồn gốc của hơn 1 nửa các ca báo cáo về E. coli, một loại bệnh có thể gây tiêu chảy, ói mửa, đôi khi thậm chí suy thận và tử vong.
Trứng
Trứng là món ăn quen thuộc được nhiều người sử dụng hàng ngày. Nhưng nếu bạn muốn ăn trứng ốp-la hay các món trứng chưa nấu chín lòng đỏ, nên mua trứng tiệt trùng đã được qua xử lý nhiệt độ để giết vi khuẩn.
Rau xanh
Cùng với những loại rau khác trồng trên đất, rau xanh gây nên 1/3 trường hợp nhiễm E. Coli trong thập kỷ qua. Bạn nên rửa sạch rau và để ráo hoàn toàn trước khi ăn sống.
Sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa gây ra 1/3 trường hợp nhiễm Campylobacter có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy, sốt. Dù các vi khuẩn thường được diệt trong quá trình tiệt trùng, chúng vẫn còn trong sữa tươi nguyên chất và vài loại pho mát mềm. Bạn nên giảm nguy cơ bằng cách giữ thực phẩm từ sữa trong tủ lạnh. Phần “nguy hiểm” để vi khuẩn phát triển là từ 4 đến 60 độ C. Kiểm tra tủ lạnh của bạn có đủ lạnh, và để thực phẩm vào tủ lạnh sau không quá 2 tiếng sau khi mua, nên sớm hơn nếu thời tiết quá nóng.
Khoai tây
Theo báo Gia đình & Xã hội, thực phẩm tiếp theo có mặt trong danh sách này là khoai tây. Theo thống kê, có tới 108 vụ bùng phát dịch bệnh và 3.659 trường hợp bệnh tật liên quan đến thực phẩm này.
Hàng ngàn ca bệnh tật Khoai tây cũng liên quan tới khoai tây. Ảnh minh họa |
Kem
Những người thích ăn kem hãy cẩn trọng với sức khỏe của mình bởi món ăn ngọt ngào này cũng có trong danh sách những thực phẩm nguy hiểm. Theo báo cáo của CSPI, kem có liên quan đến 74 vụ bùng phát dịch bệnh và 2.594 trường hợp bệnh tật.
Cà chua
Trong năm 2005 và 2006, cà chua có liên quan đến những vụ bùng phát dịch bệnh của khuẩn salmonella, khiến hàng trăm người bị bệnh. Vì vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi cà chua có trong danh sách này. CSPI phát hiện thấy cà chua có liên quan đến 31 vụ bùng phát dịch bệnh, gây ra 3.292 trường hợp bệnh tật.
Các loại quả mọng nước
Và thực phẩm cuối cùng trong danh sách này là các loại quả mọng nước. Chúng gây ra 25 vụ bùng phát dịch bệnh, liên quan tới 3.397 trường hợp bệnh tật. Tất cả dữ liệu trên đây được lấy từ Cơ sở Dữ liệu Cảnh báo Bùng phát dịch bệnh của CSPI, bao gồm các vụ bùng phát dịch bệnh từ 1990 đến 2006, sử dụng dữ liệu thu thập được từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh và các nguồn khác.
Theo An Dương (vietQ.vn)