Thứ 3, 26/11/2024, 00:02 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ngân hàng phá sản thì tiền gửi của người dân có mất hay không?

Ngân hàng phá sản thì tiền gửi của người dân có mất hay không?
(Tieudung.vn) - Nếu như ngân hàng bị phá sản, thì tiền gửi của người dân có được trả lại hay là mất theo. Đó là lý do thắc mắc của rất nhiều người.

Mô tả ảnh
 

Phát biểu tại phiên thảo luận Quốc hội sáng ngày 22/10, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh rằng, Chính phủ đã đề xuất giải pháp mạnh hơn trong tái cơ cấu ngân hàng, cụ thể là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém.

Trước đó một ngày, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, khi đề cập đến các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Chính phủ sẽ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, nhưng còn những ngân hàng bê bết quá thì không thể tồn tại được”.

Thông điệp ở đây rất rõ ràng, là Chính phủ sẽ thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém, nhưng đồng thời sẽ đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.

Vậy cụ thể tiền gửi của người dân tại các ngân hàng bị cho phá sản sẽ ra sao?

Theo Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, nghị định này giữ nguyên quy định về chi phí bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP trước đó.

Cụ thể, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhận hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 50 triệu đồng.

Nói nôm na là, cho dù người gửi tiền có gửi 1 tỷ đồng tại một ngân hàng thì khi ngân hàng này phá sản, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ chỉ chi trả cho người gửi tiền trên tối đa là 50 triệu đồng.

Con số 50 triệu đồng này quá ít và được quy định từ hơn 10 năm trước, vì vậy, nếu chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, rõ ràng người dân gửi tiền sẽ không được đảm bảo quyền lợi.

Tất nhiên tiền gửi của người dân không chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, mà phần nhiều trông chờ vào tiền thu được từ hoạt động thanh lý tài sản ngân hàng khi phá sản.

Theo trình tự ưu tiên, ngân hàng sẽ tiến hành chi trả cho chủ nợ là cơ quan thuế đầu tiên, tiếp đến chính là người gửi tiền, thứ ba là các tổ chức tín dụng trên liên ngân hàng, thứ tư là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.

Chẳng hạn, một ngân hàng A tại một thời điểm sau khi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thanh toán đầy đủ tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, theo sổ sách, có tổng tài sản là 20.000 tỷ đồng, được hình thành từ nguồn nợ phải trả là 21.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là âm (-) 1.000 tỷ đồng, tiến hành phá sản.

Giả sử 21.000 tỷ đồng nợ phải trả bao gồm: 500 tỷ đồng nợ thuế, 12.000 tỷ đồng nợ tiền gửi khách hàng, 7.500 tỷ đồng nợ các tổ chức tín dụng, 1.000 tỷ đồng nợ các nhà cung cấp dịch vụ.

Trường hợp 1, khi tiến hành thanh lý toàn bộ 20.000 tỷ đồng tài sản (theo sổ sách) trên, ngân hàng A thu về 15.000 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ thu hồi là 75%.

Theo trình tự, ngân hàng A sẽ tiến hành chi trả toàn bộ 500 tỷ đồng cho cơ quan thuế, chi trả toàn bộ 12.000 tỷ đồng cho người gửi tiền, nhưng chỉ chi trả được 2.500 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng (trong số 7.500 tỷ đồng tiền nợ) và không thể chi trả một đồng nào trong số 1.000 tỷ đồng nợ các nhà cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, các cổ đông cũng không nhận được một đồng nào.

Trong trường hợp này, người gửi tiền thu hồi lại được toàn bộ số tiền của mình.

Trường hợp 2, ngân hàng A chỉ thu về 10.000 tỷ đồng sau thanh lý, tương đương với tỷ lệ thu hồi là 50%.

Theo trình tự, ngân hàng A sẽ tiến hành chi trả toàn bộ 500 tỷ đồng cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, ngân hàng này chỉ có thể chi trả 9.500 tỷ đồng cho người gửi tiền trong tổng số 12.000 tỷ đồng tiền nợ, nghĩa là còn thiếu 2.500 tỷ đồng. Tất nhiên, các đối tượng còn lại không được chi trả một đồng nào.

Vậy 2.500 tỷ đồng còn thiếu này (hoặc có thể lớn hơn trong những trường hợp khác) sẽ bù cho người gửi tiền từ đâu? Điều này phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ, có thể được Chính phủ bù một phần, bù toàn bộ hoặc người gửi tiền phải chấp nhận mất trắng số tiền này, coi như là rủi ro phải gánh chịu khi đầu tư.

Nhiều trường hợp khác ít khi xảy ra, chẳng hạn như ngân hàng A thu về tới 21.000 tỷ đồng sau thanh lý (tương đương tỷ lệ thu hồi 105%), do đó thanh toán được hết nợ cho các chủ nợ. Điều này vẫn có thể xảy ra bởi 20.000 tỷ đồng tổng tài sản là giá trị trên sổ sách, thực tế vẫn có thể lớn hơn.

Thậm chí, nếu thu về được trên 21.000 tỷ đồng sau thanh lý, cổ đông ngân hàng A còn có thể nhận lại được một phần tiền nhất định.

Tất nhiên, đây chỉ là một ví dụ giả định mang tính trực quan, nhưng về cơ bản, người gửi tiền được đảm bảo quyền lợi theo hướng như trên nếu ngân hàng phá sản.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quá trình tiến hành phá sản ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh lý tài sản, có thể mất một khoảng thời gian dài, gây ra tâm lý tiêu cực cho người gửi tiền. Với vai trò điều phối, Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh thanh toán trước cho người gửi tiền nếu như các thỏa thuận thanh lý tài sản với các đối tượng mua đã hoàn tất.

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Chứng khoán 25/11: Thị trường giằng co, một cổ phiếu điện thăng hoa sau cú bắt tay thế kỷ
(Tieudung.vn) Thị trường diễn ra trong thế giằng co suốt phiên hôm nay sau đó kết phiên tăng 6,6...
 
Mạo danh cán bộ ngân hàng tuyển dụng người nhân viên để lừa đảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội thông tin, thời gian qua, địa phương có hiện tượng lừa đảo qua...
 
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD sẽ vượt ngưỡng 108 điểm?
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 25/11/2024, cà phê tiếp chuỗi tăng giá so với phiên giao dịch trước cường...
 
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc tiếp tục giảm, miền Nam tăng nhẹ
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 25/11/2024, tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền, dao động từ 59.000...
 
Giá nông sản ngày 24/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng tăng
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 24/11/2024, cà phê tiếp chuỗi ngày tăng giá mạnh so với phiên giao dịch...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.73766 sec| 853.398 kb