Tại một cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu có tên HP.F trên đường Vũ Huy Tấn (quận Bình Thạnh, TP.HCM), chủ cửa hàng cho biết chị nhập rất nhiều loại trái cây nhập ở nhiều quốc gia khác nhau như: Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nam Phi,… Trong đó thì Cherry là loại đắc nhất, được bán với giá 550.000 đồng/kg, rẻ nhất là Nho Nam Phi giá 170.000 đồng/kg. Táo Gala Pháp có giá 190.000/kg với loại size nhỏ, và 220.000 đồng/kg với loại size lớn hơn. “Cherry xuất xứ từ Mỹ là đắt tiền nhất, hầu như trái cây nào cũng có mùa vào mùa thì rẻ chứ trái mùa giá cực kỳ ‘chát’. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có Cherry, nhưng không ngon bằng hàng Mỹ”, chủ cửa hàng nói.
Cũng các mặt hàng đó, theo tìm hiểu của phóng viên, tại siêu thị Big C Miền Đông, thì Táo đỏ xuất xứ từ Gala Pháp có giá 40.000 đồng/kg, cam Ai Cập, lê Hàn Quốc đổ đống to bán giảm giá còn 69,900 đồng/kg. Nho đen không hạt Nam Phi có giá 149.000 đồng/kg.
Khi thắc mắc về giá cả chênh lệnh quá lớn giữa siêu thị và các cửa hàng kinh doanh trái cây, chủ cửa hàng giải thích: Thứ nhất, trái cây ngoại khi nhập về phía cửa hàng sẽ lựa chọn đầu tiên, ưu tiên lựa chọn những quả ngon, tươi nhất, xong tiếp đến là siêu thị. Thứ hai, siêu thị có thể bán ra bằng giá với giá mua vào cho khách hàng nhầm để kích cầu mua xắm, đánh vào tâm lý ham rẻ của người dân.
“Người dân chỉ vào siêu thị thì mua nhiều thứ không phải mua duy nhất trái cây, nên siêu thị hầu như bán ra với giá bằng giá lấy vào. Mặc khác, siêu thị bán với số lượng lớn, không tránh khỏi hàng để lâu ngày, trái cây sẽ bị hư vì vậy buộc siêu thị phải tiếp tục giảm giá để bán cho hết hàng”, chủ cửa hàng nói.
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, chủ cửa hàng còn cho biết, trước đây có khá nhiều khách hàng nghi ngại về nguồn gốc, xuất xứ của các loại trái cây khi lựa chọn mua hàng tại đây, nhưng để khách hàng yên tâm, hầu hết trên những sản phẩm đều có mã vạch, khi quét bằng điện thoại thông minh sẽ hiện thị đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ, giá cả và hạn sử dụng.
“Chỉ có táo, cam, và lê thường sẽ không có mã vạch trên từng quả mà thường sẽ có mã bên ngoài hộp, còn hầu hết các loại trái cây còn lại đều có mã vạch để kiểm tra”, chủ cửa hàng nói.
Trao đổi với ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, cho biết: “Gía cả chênh lệch 10.000đ – 20.000đ cũng do chi phí vận chuyển ở các khu vực khác nhau, nhưng có nơi loạn giá, tăng đến vài trăm ngàn. Vấn đề người tiêu dùng quan tâm giờ là nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Ví dụ Cherry Trung Quốc, giá rất rẻ, nhưng trà trộn với Cherry NewZealand thì bán với giá cao. Một phần khác, qua nhiều khâu trung gian đẩy giá lên. Nếu muốn biết nguồn gốc thì phải truy xuất nguồn gốc và hóa đơn chứng từ.”
Ông khẳng định cần lập chuỗi để quản lý từ khâu nhập khẩu và đưa vào thị trường, đưa quy chuẩn về bao bì, nhãn mác rõ ràng, siết chặt kỷ cương.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chỉ cần gõ cụm từ “Trái cây nhập khẩu” thì sẽ có rất nhiều website dẫn đến các cửa hàng kinh doanh hoa quả online. Mỗi trang giá các loại trái cây được nêm yết khác nhau. Một trang bán hàng G.H bán nho đen Nam Phi được bán với giá 220.000đ/kg, lê Hàn Quốc 120.000đ/kg, Cherry Mỹ 560.000đ/kg. Tại một trang bán trái cây khác có tên F.S thì giá trái cây đều giảm đồng loạt, giá Nho đen Nam Phi giảm từ 190.000đ/kg xuống còn 140.000đ, Lê Hàn Quốc từ 85.000đ giảm còn 60.000đ/kg, Táo Juliet Pháp 190.000đ/kg. |