Giá heo miền Bắc
Theo ghi nhận, giá heo hơi ở miền Bắc tương đối ổn định.
Hiện tại, thương lái tại hầu hết các địa phương đang thu mua heo hơi với giá quanh mốc trung bình là 68.000 đồng/kg.
Riêng tỉnh Thái Nguyên tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện đang neo ở mức cao nhất khu vực là 70.000 đồng/kg.
Giá giao dịch hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 68.000 - 70.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo miền Trung, Tây Nguyên
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận tăng cao nhất 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Trong đó, giá thu mua tại Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đắk Lắk và Bình Thuận nằm trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg, cùng tăng 1.000 đồng/kg.
Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, thương lái tại Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận đang giao dịch heo hơi với giá 67.000 - 68.000 đồng/kg tùy khu vực.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá heo miền Nam
Tại khu vực miền Nam, giá thu mua heo hơi tiếp đà tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương.
Theo đó, mức giao dịch cao nhất khu vực là 70.000 đồng/kg, hiện được ghi nhận tại Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Sóc Trăng sau khi tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, cùng với Đồng Nai.
Heo hơi tại Tây Ninh, An Giang, Hậu Giang và Trà Vinh đang được thu mua với giá 68.000 - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam dao động trong khoảng 67.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo ghi nhận, sau thời gian dài ảm đạm, giá heo hơi trên cả nước liên tục tăng nhanh trong 2 tháng trở lại đây. Hiện giá heo hơi đã chạm mốc 70.000 đồng/kg. Đây cũng được xem là mức giá cao nhất trong vòng hơn 1 năm qua.
Theo ông Lê Văn Thọ, một thương lái chuyên thu gom lợn từ chợ đầu mối Bình Lục vận chuyển lên chợ đầu mối tại Hà Nội, giá lợn tăng liên tục từ cuối tháng 4 đến nay. Và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
“Nguyên nhân của tình trạng này là do dịch bệnh bệnh tả lợn châu Phi từ năm 2019 vẫn luôn hoành hành từ nhiều năm nay. Có thể nói hiện giờ đang ở trung tâm và cuối dịch. Do ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm cho người chăn nuôi bị thiệt hại nặng nề, không còn đủ sức chống chọi nên không đủ vốn, cộng thêm tâm lí lo sợ không dám tái đàn, ông Thọ cho biết.
Giá heo hơi tăng là một trong những tín hiệu tích cực, tạo đà cho ngành chăn nuôi khởi sắc trong những tháng tới. Tuy nhiên, người chăn nuôi, doanh nghiệp cũng nên thận trọng khi xem xét, lựa chọn tái đàn, chủ động theo dõi tín hiệu từ thị trường, đồng thời, đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
Tại tỉnh Yên Bái, theo thống kê hiện toàn huyện Lục Yên có khoảng 101.000 con heo. Để chủ động công tác phòng chống dịch, UBND huyện Lục Yên đã ban hành công văn về việc tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tả heo châu Phi trên địa bàn.
Theo đó, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát từng hộ nuôi heo, quản lý chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi tăng đàn, tái đàn heo; chỉ khuyến khích việc tái đàn đối với các cơ sở chăn nuôi theo hình thức trang trại chăn nuôi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thông tin từ báo Yên Bái Online.
Huyện yêu cầu báo cáo kịp thời để xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi phát hiện bệnh dịch tả heo châu Phi, không để lây lan; chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, bán chạy, giết mổ, vứt xác heo bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường làm lây lan dịch bệnh; tích cực tuyên truyền sâu, rộng bằng nhiều hình thức.
UBND huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Hỗ trợ dịch vụ và phát triển nông nghiệp huyện chủ động nắm chắc diễn biến dịch bệnh trên đàn heo tại địa bàn, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực nguy cơ cao để sớm phát hiện, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, còn ở diện hẹp.