Giá heo hơi miền Bắc
Sáng 30/4, thị trường heo hơi tại miền Bắc ghi nhận xu hướng giảm giá tại nhiều địa phương. Cụ thể, giá heo hơi tại Tuyên Quang giảm còn 66.000 đồng/kg, trong khi Bắc Giang ghi nhận mức giá 67.000 đồng/kg, cùng giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Các tỉnh như Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định tiếp tục duy trì giá thu mua heo hơi quanh mức 66.000–68.000 đồng/kg, cho thấy sự ổn định tương đối trong bối cảnh sức tiêu thụ thịt heo chưa có nhiều cải thiện trước kỳ nghỉ lễ dài ngày.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên
Tại miền Trung và Tây Nguyên, thị trường heo hơi nhìn chung giữ giá ổn định, chỉ ghi nhận một số địa phương điều chỉnh giảm nhẹ. Tại Lâm Đồng, giá heo hơi giảm còn 74.000 đồng/kg so với mức giao dịch hôm qua.
Các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Thừa Thiên Huế hiện vẫn duy trì mức giá ổn định từ 69.000–71.000 đồng/kg. Diễn biến cho thấy khu vực này đang có xu hướng chững lại sau nhiều phiên biến động liên tiếp trong tháng 4.
Giá heo hơi miền Nam
Miền Nam tiếp tục là khu vực ghi nhận mức giảm rõ nét nhất trong ngày hôm nay. Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang và Trà Vinh đều đồng loạt giảm giá heo hơi về mức 74.000 đồng/kg.
Một số khu vực khác như TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang vẫn giữ giá trong khoảng 74.000–75.000 đồng/kg, chưa ghi nhận thêm biến động mới. Tuy nhiên, với xu hướng giảm giá đang lan rộng, áp lực giảm tiếp trong những ngày tới vẫn còn hiện hữu.
Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi, giá heo hơi giảm liên tiếp trong những ngày cuối tháng 4 phần lớn do sức tiêu thụ trên thị trường yếu hơn kỳ vọng, cộng với nguồn cung heo thịt dồi dào từ các trang trại lớn. Dự báo, trong những ngày tới, giá heo hơi sẽ tiếp tục chịu sức ép giảm giá, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng thịt heo sau kỳ nghỉ lễ chưa thể phục hồi ngay.
Tính đến quý I/2025, ngành chăn nuôi tại Hà Nội tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, với tổng đàn heo đạt khoảng 1,25 triệu con.Mặc dù giảm 1,77% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng heo hơi xuất chuồng vẫn tăng 2,95%, đạt 66.100 tấn, cho thấy hiệu quả trong công tác tái cơ cấu và áp dụng công nghệ vào chăn nuôi.
Thành phố đã hình thành 13 xã chăn nuôi heo trọng điểm với hơn 219.000 con, chiếm 15,3% tổng đàn.Ngoài ra, có 1.086 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, chiếm 36,5% tổng đàn heo toàn thành phố, góp phần nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn sinh học.
Để phát triển bền vững, Hà Nội tập trung vào việc xây dựng các chuỗi sản xuất khép kín, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, giết mổ và chế biến.Mục tiêu đến năm 2030 là có 70% sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo chuỗi liên kết, hướng tới 80% vào năm 2045 .
Công tác phòng, chống dịch bệnh cũng được chú trọng.Trong năm 2024 và đầu năm 2025, hơn 20 triệu lượt gia súc, gia cầm đã được tiêm phòng vắc xin, giúp kiểm soát tốt dịch bệnh và đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn cho người dân.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Hà Nội vẫn đối mặt với thách thức như chi phí sản xuất cao và áp lực từ việc di dời các cơ sở chăn nuôi không phù hợp theo Luật Chăn nuôi 2018.Việc bố trí quỹ đất và hỗ trợ người chăn nuôi trong quá trình chuyển đổi là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.