Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên giá heo hơi được thu mua với mức cao nhất cả nước 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai giá heo hơi ở mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 30/12/2022: Ngành chăn nuôi năm 2022 đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: Thế Hiển
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bến Tre giá heo hơi ở mức 50.000 đồng/kg, đây là địa phương thấp nhất cả nước.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 50.000 - 53.000 đồng/kg.
Năm 2022, ngành chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, tại thời điểm tháng 12/2022, tổng đàn heo khoảng 28,6 triệu con tăng 3,2% so với năm 2021. Năm 2022, ngành chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn đặc biệt là chi phí thức ăn tăng lên trong khi giá bán không như kỳ vọng.
Tại Hội nghị Tổng kết năm 2022, Cục trưởng Chăn nuôi Dương Tất Thắng cho rằng chưa có giai đoạn nào giá thức ăn chăn nuôi biến động mạnh đến vậy và kéo dài trong suốt 2 năm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do xung đột địa chính trị và dịch bệnh. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ở một số quốc gia khiến sản lượng của các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như đậu tương, ngô, lúa mỳ bị ảnh hưởng.
Theo Trung tâm phân tích của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research), giá nguyên liệu thô tăng lên, cụ thể giá ngô, lúa mì và đậu tương tăng lần lượt 17%, 60% và 10%.
Giá các nguyên liệu thô này đã đạt đỉnh vào quý II/2022, sau đó giảm tốc trong nửa cuối năm 2022.
Tuy nhiên, chi phí thức ăn chăn nuôi vẫn chưa hạ nhiệt và việc giảm giá đang diễn ra chậm hơn dự kiến. Chi phí thức ăn chăn nuôi thường mất một khoảng thời gian nhất định để giảm, vì các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải chịu chi phí nhập khẩu cao trong một thời gian dài, và tình hình càng khó khăn hơn trong bối cảnh VND mất giá so với USD.
Do đó, chi phí thức ăn đã tăng 38% so với cùng kỳ và gấp đôi so với mức chi phí năm 2020, ảnh hưởng đáng kể đến không chỉ các trang trại hộ gia đình mà còn cả các trang trại thương mại vì chi phí nguyên liệu thô chiếm đến 75% tổng chi phí chăn nuôi.
Chi phí sản xuất trung bình của trang trại hộ gia đình ước tính khoảng 55.000 - 60.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất trung bình của trang trại thương mại ước tính khoảng 50.000 đồng/kg.
Với giá heo hơi bình quân 55.000 đồng/kg vào năm 2022, các hộ chăn nuôi hầu như không có lãi. Các trang trại thương mại theo mô hình 3F (Feed-FarmFood) mặc dù không bị ảnh hưởng nặng nề như các trang trại hộ gia đình nhưng biên lợi nhuận vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước. Lợi nhuận của các trang trại thương mại hiện đang ở mức thấp nhất trong 5 năm qua.