Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên giá heo hơi được thu mua với mức cao nhất cả nước 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai giá heo hơi ở mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 22/12/2022: Dự kiến giá heo tăng trở lại từ dịp Tết Dương lịch. Ảnh: Công Thắng
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh giá heo hơi đạt mức 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 53.000 đồng/kg.
Theo giới kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi, giá thịt heo hơi đã có dấu hiệu chững lại, không còn giảm thêm nữa. Điều này cho thấy thị trường đang có sự điều tiết chờ tín hiệu để điều chỉnh tăng giá trở lại từ dịp Tết Dương lịch. Giá thịt heo hơi hoàn toàn có thể tăng trở lại vì đây là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp Tết Nguyên đán.
Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ Đồng Tâm (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) Nguyễn Đình Tường cho biết, với quy mô chuồng nuôi 300 con heo, mỗi tháng hợp tác xã cung cấp cho thị trường hơn 30 tấn thịt heo, 4-7 tấn giò, chả, xúc xích… Vào dịp Tết Nguyên đán, hợp tác xã có thể tăng 10-20% lượng sản phẩm thịt theo nhu cầu của thị trường. Hiện tại, hợp tác xã vừa sản xuất con giống, vừa nuôi heo thương phẩm gối vụ, bảo đảm sản phẩm cung cấp liên tục theo các đơn hàng đã ký.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi, bảo đảm duy trì tổng đàn, ngành Nông nghiệp Thủ đô sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương hướng dẫn người dân, doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo mật độ phù hợp, kiểm soát môi trường và dịch bệnh. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết thêm: Thúc đẩy công nghiệp sản xuất giống vật nuôi với quy mô lớn, ngành Nông nghiệp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất theo chuỗi, áp dụng công nghệ cao và phần mềm quản lý giống tiên tiến để đánh giá, chọn tạo giống cho năng suất, hiệu quả kinh tế.
Năm 2023, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng 5,5-6,0%; tổng sản lượng thịt các loại đạt 7-7,5 triệu tấn, sản lượng trứng các loại khoảng 19,1 tỷ quả... Cục Chăn nuôi đang phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, bảo đảm an toàn sinh học và an toàn thực phẩm. Trong đó, chú trọng xây dựng, phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị sản phẩm; lấy doanh nghiệp làm yếu tố chủ đạo, hợp tác xã và tổ hợp tác là yếu tố kết nối nông dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, cùng với việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ngành chăn nuôi cần tập trung giải quyết các vấn đề về giống, nguồn thức ăn và cải thiện môi trường chăn nuôi. Các địa phương cần tạo cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi… Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Cùng với đó, cần áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi số để phát triển bền vững và có nhiều sản phẩm thịt chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.