Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội giá heo hơi được thu mua với mức 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Các địa phương như Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Nam Định giá heo hơi ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 20/8/2021: Muốn tồn tại “nông hộ phải chuyên nghiệp trong chăn nuôi heo”. Ảnh: Đạt Lê
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Huế, Ninh Thuận giá heo hơi ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Định giá heo hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 50.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 50.000 - 55.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá heo hơi tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang giá heo hơi được thu mua với mức 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bến Tre giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 52.000 - 56.000 đồng/kg.
Muốn tồn tại “nông hộ phải chuyên nghiệp trong chăn nuôi heo”
Ông Lê Văn Triệu ở TP. Đồng Xoài (Bình Phước) cho biết, năm 2019, đàn heo 55 con cả heo nái, heo thịt của gia đình bị nhiễm dịch tả heo châu Phi. Ông Triệu phải tiêu hủy toàn toàn bộ đàn heo, ước thiệt hại hơn 250 triệu đồng.
250 triệu đồng thiệt hại là bài học kinh nghiệm đắt đỏ so với nguồn thu của nông hộ nhỏ lẻ như gia đình ông Triệu. Sau 1 năm trời bỏ trống chuồng trại, ông Triệu mới tìm mua 12 con heo giống để tái đàn.
Trước khi thả con giống, ông Triệu gia cố thêm chuồng trại, đầu tư thêm hệ thống tưới nước phun sương tự động để làm mát cho đàn heo trong những tháng mùa khô.
Với hệ thống này, ông Thịnh không cần phải có mặt hàng ngày trong chuồng trại. Cứ bấm nút hẹn giờ thì hệ thống tưới sẽ tự động phun sương để cho heo được mát mẻ.
Ông Thịnh còn đầu tư thêm hệ thống âm thanh cho heo nghe nhạc từ sáng đến tối. Áp dụng cách làm mới, mỗi con nái của gia đình ông sinh sản bình quân từ 18-20 con mỗi lứa, cá biệt có những lứa lên đến 22 con.
Rút kinh nghiệm sau sự cố trắng chuồng vì dịch bệnh, mỗi ngày gia đình ông vệ sinh chuồng trại 3 lần. Đồng thời nhờ đội ngũ thú y địa phương thường xuyên hỗ trợ phòng chống dịch.
Ông Thịnh nói: “Chăn nuôi heo bây giờ phải chủ động làm tốt tất cả các khâu. Tất cả các biện pháp này đều nhằm tiết giảm chi phí trong chăn nuôi, vừa tăng cường phòng chống dịch xâm nhiễm vào chuồng trại”.
Theo TS. Nguyễn Xuân Dương - Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, nếu muốn tồn tại, nông hộ buộc phải chuyên nghiệp hơn trong chăn nuôi heo, từ tiếp cận chăn nuôi an toàn sinh học học cho đến tham gia liên kết chuỗi.
Hoặc nông hộ có thể tính tới giải pháp khác là chuyển đổi từ nghề chăn nuôi sang dịch vụ chăn nuôi.
Về chi phí thức chăn nuôi, hầu hết mọi ý kiến đều tập trung vào việc giảm chi phí thức ăn chăn nuôi thì mới giảm được chi phí chăn nuôi.
TS. Dương cho rằng, điều này đúng nhưng chưa đủ. Giảm giá thức ăn chỉ là một trong rất nhiều nhóm chi phí trải dài trong các giai đoạn chăn nuôi.
Giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đi theo xu hướng chung của giá thế giới. Cả thế giới cũng đang gánh chịu khó khăn chung về giá nguyên liệu tăng. “Việc chúng ta mong giá giảm thì cũng chỉ là mong mỏi chứ không thể giảm ngay được”, TS. Dương nói.
Vì thế, nông hộ phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp thì mới giảm được chi phí chăn nuôi, từ nguyên liệu đầu vào cho đến việc đầu tư và quản lý chuồng trại. Nhất là các biện pháp ứng dụng công nghệ để giám sát cơ sở chăn nuôi.
Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Virus gây dịch tả heo châu Phi vẫn còn ở trong môi trường và tiếp tục gây ra nhiều rủi ro cho hộ chăn nuôi. Đây là thời điểm mà nông hộ nhỏ lẻ đối diện với rất nhiều áp lực. Đó là áp lực về dịch bệnh, áp lực về chi phí, áp lực về thị trường.