Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại Hà Nội, Thái Bình giá heo hơi ở mức 57.000 đồng/kg và 58.000 đồng/kg.
Các địa phương như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi được thu mua với mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 55.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 14/11/2022: Miền Bắc có giá cao nhất cả nước. Ảnh: Tư Nguyễn
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận, Lâm Đồng giá heo hơi ở mức 53.000 - 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 53.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá heo hơi tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giá heo ở mức cao nhất toàn miền 57.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu giá heo hơi đạt mức 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng giá heo hơi ở mức 51.000 - 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 57.000 đồng/kg.
Việt Nam chi 8,1 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi gần 8,1 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt hơn 4,5 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chi khoảng 3,6 tỷ USD để nhập khẩu các nguyên liệu chính như ngô, đậu tương cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cụ thể, 10 tháng đầu năm, nhập khẩu ngô đạt 7,5 triệu tấn, tương đương gần 2,6 tỷ USD, giảm 11% về lượng nhưng tăng 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân giá ngô nhập khẩu ở mức 351 USD/tấn, tăng 24%.
Tương tự, nhập khẩu đậu tương ở mức gần 1,4 triệu tấn, tương đương 975 triệu USD, giảm 9% về lượng nhưng tăng 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng nhu cầu thức ăn tinh phục vụ chăn nuôi khoảng 33 triệu tấn/năm, trong nước cung cấp được khoảng 13 triệu tấn/năm, chiếm 35%; còn lại 65% phụ thuộc vào nhập khẩu.
Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi về thuế như: thuế VAT (0%); thuế nhập khẩu ngô giảm từ 5% xuống 2%; thuế nhập khẩu lúa mỳ giảm từ 3% xuống 0%; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sản xuất ở vùng kinh tế khó khăn… song mặt bằng giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao.
Dự báo năm 2023, giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa thể hạ nhiệt do căng thẳng giữa Nga - Ukraine vẫn chưa biết khi nào kết thúc. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng vì Việt Nam vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhập khẩu.
Được biết, kể từ tháng 11/2022, một loạt các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đồng loạt ra thông báo tăng giá bán sản phẩm từ 120 - 400 đồng/kg tùy loại. Và nguyên nhân tăng được các công ty đưa ra là do tình hình giá nhiên liệu, nguyên liệu và chi phí sản xuất thức ăn liên tục tăng cao.