Giá heo hơi miền Bắc
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi không thay đổi so với ngày 10/5: Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang… duy trì mức 68.000 đồng/kg. Một số tỉnh như Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình vẫn ở mức 67.000 đồng/kg. Lào Cai là địa phương có giá thấp nhất miền Bắc với 61.000 đồng/kg
Tình trạng đi ngang kéo dài cho thấy thị trường miền Bắc tương đối ổn định, chưa có cú hích lớn về cung – cầu.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi miền Trung – Tây Nguyên
Giá heo hơi khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng không có điều chỉnh mới: Cụm tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi giữ mức 69.000 đồng/kg. Khánh Hòa, Bình Định tiếp tục ở mức 70.000 đồng/kg. Lâm Đồng, Ninh Thuận ổn định tại 72.000 đồng/kg. Bình Thuận vẫn duy trì mức cao hơn, ở 73.000 đồng/kg
Việc duy trì giá trong biên độ hẹp cho thấy khu vực này vẫn đang chờ diễn biến mới từ thị trường phía Nam.
Giá heo hơi miền Nam
Toàn bộ miền Nam không có địa phương nào giảm giá trong ngày 11/5. Đặc biệt: Long An tiếp tục duy trì mức cao nhất cả nước: 75.000 đồng/kg
Các tỉnh như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang giữ mức 73.000 đồng/kg
Nhóm tỉnh duy trì mức 74.000 đồng/kg gồm: Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau
Thị trường miền Nam đang có dấu hiệu ổn định sau khi trải qua đợt giảm nhẹ vào tuần trước.
Mặc dù giá heo hơi không giảm trong ngày 11/5, nhưng thị trường vẫn đang vận hành trong trạng thái "chờ đợi" khi sức tiêu thụ nội địa chưa tăng mạnh. Nếu không có tín hiệu tích cực từ xuất khẩu hoặc hệ thống phân phối bán lẻ, giá có thể tiếp tục đi ngang trong vài ngày tới.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có chỉ đạo yêu cầu các địa phương chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm tra, giám sát và phòng, chống dịch bệnh động vật, thông tin từ Cổng TTĐT tỉnh Quảng Nam.
UBND tỉnh Quảng Nam nêu rõ theo thống kê từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số ổ dịch như dịch tả heo châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò, bệnh dại ở chó và bệnh đốm trắng trên tôm nuôi.
Dù đã được khống chế cục bộ, nhưng nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan trên diện rộng vẫn rất cao nếu không có sự vào cuộc quyết liệt từ chính quyền địa phương và người dân.
Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố phải khẩn trương rà soát, thống kê đàn vật nuôi, tổ chức tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đặc biệt tại các khu vực từng xảy ra dịch (bệnh dịch tả heo châu Phi tại Hiệp Đức, Tiên Phước; bệnh viêm da nổi cục tại Quế Sơn, Tam Kỳ, Núi Thành, Hiệp Đức; bệnh dại tại Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Hội An, Tam Kỳ; bệnh đốm trắng trên tôm nuôi tại Duy Xuyên, Thăng Bình, TP Hội An).
Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra các cơ sở giết mổ, vận chuyển động vật, con giống, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về kiểm dịch. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi và lây lan ra diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây thiệt hại kinh tế người dân.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành thú y trong công tác giám sát dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, báo cáo kịp thời, xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện ổ dịch.
Cùng với đó là việc tăng cường truyền thông, khuyến cáo người dân chủ động áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, sử dụng hóa chất, vôi bột để tiêu độc khử trùng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới… để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn.