Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đứng yên
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại khu vực miền Bắc đồng loạt đi ngang trên diện rộng.
Hiện tại, 56.000 đồng/kg là giá heo hơi thấp nhất khu vực được ghi nhận tại tỉnh Yên Bái.
Thương lái tại các địa phương còn lại thu mua heo hơi với giá ổn định từ 57.000 đồng/kg đến 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên tương đối ổn định
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên không có quá nhiều biến động mới.
Trong đó, heo hơi tại hầu hết các địa phương đang được thu mua quanh mốc trung bình là 56.000 đồng/kg.
Riêng tỉnh Bình Thuận điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 55.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam giảm 1.000 đồng/kg
Tại miền Nam, giá heo hơi ghi nhận giảm nhẹ ở một vài nơi.
Cụ thể, giá heo hơi tại Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh giảm còn 55.000 đồng/kg, hạ nhẹ 1.000 đồng/kg.
Thương lái tại các địa phương còn lại vẫn duy trì thu mua heo hơi với giá không đổi trong ngày hôm nay.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 55.000 - 58.000 đồng/kg.
Người chăn nuôi rục rịch tái đàn đón Tết
Chỉ còn vài tháng nữa là đến thời điểm Tết Nguyên đán, đây là lúc nhiều hộ chăn nuôi tái đàn để đón đầu thị trường ngày tết. Hiện người dân đang tích cực chuẩn bị các công tác như chọn con giống, vệ sinh chuồng trại và phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu tái đàn, do đó giá heo giống có xu hướng tăng. Ở các tỉnh miền Bắc giá heo giống đã tăng 10.000 đồng/con so với cuối tuần trước, lên tới 1,55 triệu đồng/con, các địa phương còn lại từ 1,33 - 1,40 triệu đồng/con.
Nhưng do dịch tả heo châu Phi đang lan rộng khắp các tỉnh khiến người chăn nuôi chưa tăng lượng nuôi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, giá heo hơi giảm trong thời gian qua cũng khiến người dân e dè tán đàn vì lo lắng lợi nhuận thấp.
Hiện giá heo hơi chỉ khoảng từ 55.000 - 58.000 đồng/kg, thấp hơn từ 3.000 – 5.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây khoảng 1 tháng. Trước đó, do thiếu nguồn cung nên thị trường heo hơi “nóng” lên nhanh chóng, có lúc cán mốc gần 100.000 đồng/kg.
Do ảnh hưởng của thời tiết giao mùa, dịch bệnh dễ phát sinh nên người dân lo ngại sẽ ảnh hưởng đến việc chăn nuôi chuẩn bị cho thị trường tết.
Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng bớt lo lắng phần nào khi Việt Nam đã có vắc xin dịch tả heo châu Phi.
Thông tin từ Cục Thú y, từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2023, tại Việt Nam có hai loại vaccine ASF là vaccine NAVET-ASFVAC (Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco) và vaccine AVAC ASF LIVE (Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam) đã được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận lưu hành.
Tính đến tháng 7, đã có hơn 650.000 liều vaccine ASF được kiểm soát chất lượng đạt 100% và sử dụng an toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất tại hơn 40 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Tỷ lệ heo được tiêm vaccine có đáp ứng miễn dịch sinh kháng thể đạt trung bình trên 95%.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, trong đó tất cả heo được tiêm phòng đều có phản ứng kháng thể. Nhà máy sản xuất vaccine ASF của Dabaco sẽ sẵn sàng sản xuất hàng loạt vào cuối quý 4/2023 và đặt mục tiêu xuất khẩu vaccine sang các quốc gia chăn nuôi heo lớn.
Phát triển trang trại heo quy mô lớn
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), đến nay đã có 81 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, với tổng vốn 2,2 tỉ USD. Các dự án này tập trung chủ yếu vào mảng thức ăn chăn nuôi; chăn nuôi lợn, gà, bò; giết mổ, chế biến; xử lý môi trường…
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đều phát triển toàn diện nên tốc độ phát triển chăn nuôi vẫn đạt từ 4 - 5%. Đại diện lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết: "Trong vài năm tới, chăn nuôi Việt Nam sẽ có bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa bởi làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Đặc biệt là các dự án lớn áp dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị khép kín, có chế biến sâu của Công ty cổ phần C.P, TH, Dabaco, De Heus, Masan…"
Với xu hướng này, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghiệp ngày càng tăng, trong khi số cơ sở chăn nuôi nông hộ thì giảm dần.
Điển hình trong chăn nuôi lợn, cả nước hiện chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở chăn nuôi. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5 - 7%/năm. Riêng giai đoạn 2019 - 2021, cơ sở chăn nuôi nhỏ, quy mô nông hộ giảm từ 15 - 20% do bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các loại dịch bệnh mới nổi như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng…