Theo thống kê giá nông sản hôm nay 3/6/2019, giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng 100-300 đồng/kg so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Cụ thể, tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê tăng 300 đồng/kg lên dao động ở mức 34.100 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê tăng ít hơn 200 đồng/kg lên lần lượt là 34.000 đồng/kg và 34.100 đồng/kg.
Tương tự, tại tỉnh Kon Tum giá cà phê ghi nhận tăng 200 đồng/kg lên mức 33.900 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Nông giá cà phê tăng nhẹ 100 đồng/kg lên dao động ở mức 33.800 đồng/kg.
Các địa phương còn lại giá cà phê không thay đổi. Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay tăng 400 đồng/kg lên mức 33.200 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê cũng tăng 400 đồng/kg lên dao động ở mức 33.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai giá cà phê đang được thu mua với mức 33.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 33.200-34.100 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 3/6: Giá cà phê tiếp tục tăng, dao động từ 33.200-34.100 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London tăng mạnh.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang tăng, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 tăng 22 USD (mức tăng 1,51%) đứng ở mức 1.478USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 7/2019 tăng 2,25 USD (mức tăng 2,20%) đứng ở mức 104,60 cent/lb.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết ngành cà phê Kenya đang mất khả năng cạnh tranh do các yếu tố khác như tăng chi phí lao động và chi phí đầu vào, tỉ lệ sâu bệnh cao và quản lí kém trong các hợp tác xã.
Thu nhập từ cà phê của Kenya trong tháng 4/2019 đã giảm 2,8 tỉ shilling hay giảm hơn 23% so với cùng kì năm 2018 khi giá cà phê thế giới sụt giảm tiếp tục tác động tới thu nhập của nông dân.
Dữ liệu của Tổng cục Cà phê Kenya cho biết nông dân kiếm được 9,04 tỉ shilling vào tháng 4/2019, thấp hơn so với 11,8 tỉ KES được ghi nhận trong cùng kì năm ngoái.
Theo quy định của ngành cà phê Kenya, cà phê thuộc về nông dân cho đến khi một nhà xuất khẩu mua chúng. Do đó, một người trồng cà phê Kenya không chỉ chịu rủi ro sản xuất mà còn gặp rủi ro sau đó như cà phê suy giảm chất lượng, bị trộm cắp và biến động tỉ giá hối đoái", báo cáo USDA cho biết.
Gatundu South MP Moses Kuria cho biết Dự luật về chuyển đổi cây trồng qui định tất cả cà phê được trồng ở Kenya đều trải qua quá trình chế biến, sản xuất và đóng gói tại địa phương để cải thiện thu nhập cho nông dân.
Nếu không thực hiện quy định, luật pháp sẽ cấm những người mua quốc tế và các cửa hàng cà phê lớn trên toàn cầu mua các loại cà phê đã qua sơ chế.